Các doanh nghiệp cần được tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
14:29 | 20/08/2024
DNTH: Ngày 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Phù hợp với thông lệ quốc tế
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, sau khi sửa đổi, bổ sung thì Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có 6 chương và 66 điều (giảm 1 chương và giảm 5 điều so với Luật hiện hành). Các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào 6 nhóm nội dung chính trong các chính sách đã được Chính phủ thông qua.
Qua thực tiễn hơn 17 năm thi hành, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã đưa hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được nâng lên cả chất và lượng; phân công thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức minh bạch, phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết chỉ đạo thể chế hóa chủ trương đổi mới đối với lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đồng thời, thực tiễn thi hành thời gian qua cho thấy Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã phát sinh một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường cơ bản tán thành với việc sửa đổi các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp để đáp ứng yêu cầu minh bạch hóa trong thực thi các Hiệp định FTA. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần nghiên cứu, bổ sung quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp để bảo đảm tính cạnh tranh, khách quan và hiệu quả của hoạt động này, đặc biệt là hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Thường trực Ủy ban đồng tình với quy định thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức quốc tế, nước ngoài là giải pháp tối ưu, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong tình hình hiện nay đối với một số lĩnh vực công nghệ mới nổi mà nguồn lực trong nước chưa thể đáp ứng nhu cầu thị thường, thúc đẩy xã hội hoá hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, giám định, phù hợp thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, đây là quy định mới, cần được quy định cụ thể để hướng dẫn bộ, ngành thực hiện việc thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá sự phù hợp phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.
Về đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản tán thành với việc sửa đổi các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp để đáp ứng yêu cầu minh bạch hóa trong thực thi các Hiệp định FTA. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần nghiên cứu, bổ sung quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp để bảo đảm tính cạnh tranh, khách quan và hiệu quả của hoạt động này, đặc biệt là hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đồng tình với quy định thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức quốc tế, nước ngoài là giải pháp tối ưu, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong tình hình hiện nay đối với một số lĩnh vực công nghệ mới nổi mà nguồn lực trong nước chưa thể đáp ứng nhu cầu thị thường, thúc đẩy xã hội hoá hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, giám định, phù hợp thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, đây là quy định mới, cần được quy định cụ thể để hướng dẫn bộ, ngành thực hiện việc thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá sự phù hợp phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.
Về việc công bố hợp chuẩn, hợp quy, dự thảo Luật đã bổ sung quy định thử nghiệm phục vụ chứng nhận của tổ chức chứng nhận; tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định hoặc kết quả thử nghiệm được thừa nhận; bổ sung thêm 1 biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận được thừa nhận (Điều 57), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng việc điều chỉnh, bổ sung quy định trên là phù hợp với cam kết minh bạch hóa tại các FTA mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý.
Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, qua theo dõi thấy các doanh nghiệp có phản ánh quy chuẩn kỹ thuật của chúng ta đâu đó còn có nội dung quy định thiếu thống nhất, các hiểu chưa rõ ràng dẫn đến trong quá trình triển khai thực hiện có vướng mắc. Ví dụ quy chuẩn về an toàn về cháy của các công trình, hay quy chuẩn điều kiện, đầu tư kinh doanh. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng phản ánh quá trình ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn còn “giật cục”, nhanh quá mà không có lộ trình để thực hiện. Điều này làm cho chi phí tuân thủ của doanh nghiệp tăng lên, ảnh hưởng đến áp lực cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp. Đây là cái chúng ta cần phải sửa đổi để có quy định, tránh các vướng mắc bất cập.
Về quy định cho các tổ chức, doanh nghiệp được tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo ông Thanh là rất đúng vì đây là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của những tiêu chuẩn, quy chuẩn này để hàng hoá người ta có thể được đưa ra thị trường trong nước và thị trường của nước ngoài. Tuy nhiên cần có tiêu chí, có điều kiện quy định trách nhiệm cũng như hình thức của các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Bên cạnh đó, ông Thanh cho rằng, việc tham vấn ý kiến cộng đồng doanh nghiệp hết sức quan trọng. Do đó cần có cơ chế khuyến khích để tham vấn ý kiến doanh nghiệp bởi trong quá trình sản xuất kinh doanh họ va chạm, vướng mắc ở chỗ này, chỗ kia, nên họ có kinh nghiệm thực tiễn có thể tham vấn đóng góp đưa ra bộ tiêu chuẩn quy chuẩn phù hợp. Về trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan đã có quy định, các bộ ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành. Nhưng vai trò trách nhiệm của Bộ Khoa học công nghệ cũng cần được quy định rõ ràng hơn.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị nghiên cứu trách nhiệm của các cơ quan khi ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn nếu xảy ra những bất cập, hoặc có quy trình thủ tục gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, tránh được những tiêu cực phát sinh. Ông Cường lấy ví dụ nếu đưa ra tiêu chuẩn quá cao, liệu có xảy ra trình trạng rút ruột công trình mà vẫn đảm bảo không bị sập khiến nguồn lực nhà nước bị lãng phí.
“Có những quy chuẩn, tiêu chuẩn đặt ra để rồi người dân, doanh nghiệp phải “thế này, thế kia”. Do đó cần nghiên cứu thêm để quy định cho đầy đủ”, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/cac-doanh-nghiep-can-duoc-tham-gia-vao-qua-trinh-xay-dung-cac-tieu-chuan-quy-chuan-20240820114847559.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- quy chuẩn /
- xây dựng tiêu chuẩn /
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật /
- phiên họp thứ 36 /
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội /
- doanh nghiệp /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất, giải quyết điểm nghẽn về thể chế
DNTH: Ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bế mạc. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu đánh giá, đây là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Nhiều Luật đưa ra với tính chất phức tạp,...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia
DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội trao Nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng
DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công...
Hôm nay (29/11) Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng
DNTH: Ngày 29/11, theo Chương trình của kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật như: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Chứng khoán sửa đổi,...
Đại biểu Quốc hội đề xuất bảo lưu khi đóng bảo hiểm thất nghiệp 144 tháng
DNTH: Đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo; đồng thời phải liên thông dữ liệu để tránh trục...
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
DNTH: Chiều 27/11, với 446/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...