Các nghi lễ của người Việt bắt buộc phải thực hiện trước 30 Tết
16:09 | 24/01/2020
DNTH: Tảo mộ, dọn dẹp, tẩy rửa hay tiễn thần phật... là những nghi lễ của người Việt thường được thực hiện trước ngày 30 Tết. Đó là những giá trị văn hóa mà con cháu Việt gìn giữ đến nay.
Ngoài lễ tiễn ông Táo về trời vào 23 tháng 12 âm lịch, người Việt còn có một số lễ thức thực hiện suốt từ rằm tháng Chạp cho tới trước đêm trừ tịch. Các nghi lễ này được ghi chép ở một số cuốn sách về văn hóa, tín ngưỡng người Việt.
Lễ cúng ông Công ông Táo
Theo phong tục văn hóa cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình sẽ làm mâm cơm cúng tiễn ông Công ông Táo. Họ tin rằng, Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo lên Ngọc Hoàng những việc đã làm và chưa làm được trong năm vừa qua.
Sau đó, đến đêm giao thừa, các Táo mới trở lại trần gian tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.
|
Lễ cúng ông Công ông Táo là nét đẹp văn hoá của người Việt. Ảnh: Lê Hiếu. |
Chia sẻ với Zing.vn, tiến sĩ văn hóa học Nguyễn Thị Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết nguồn gốc việc cúng cá chép trong ngày này là vì cá chép là một trong 3 thứ Tam sinh, tượng trưng cho phú quý. Đồng thời, quan niệm dân gian cho rằng cá chép có thể vượt vũ môn hóa rồng. Rồng có khả năng gọi mưa, rất cần cho cư dân nông nghiệp lúa nước
Lễ Tảo mộ
Tảo mộ là một nét đẹp trong văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Phong tục này thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.
|
Tảo mộ là nghi lễ quan trọng của người Việt để tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Ảnh: Lê Quân. |
Từ khoảng 20 tháng Chạp đến chiều 30 Tết, mỗi gia đình Việt Nam lại thực hiện nghi lễ tảo mộ. Trong quan niệm của người dân, khi năm mới đến, mọi thứ đều phải được sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã khuất.
Vì thế, những ngày này, các gia đình, dòng họ đều cùng nhau sửa sang, dọn dẹp phần mộ. Con cháu lau chùi xung quanh mộ phần tổ tiên, phát quang cỏ dại để tránh những gì không tốt xâm phạm đến linh hồn người đã khuất. Nhiều gia đình còn cho tu bổ lại những nấm mồ thấp, chưa đẹp. .
Lễ bao sái
Bao sái nghĩa là dọn dẹp, tẩy rửa. Vì thế bao sái bát hương hay bao sái bàn thờ nghĩa là làm lễ sửa bát hương, bàn thờ cho gọn gàng, sạch đẹp. Theo quan niệm, tập tục của mỗi vùng miền mà việc bao sái bát hương có những cách thức khác nhau.
|
Vào những ngày cuối năm mỗi gia đình thường lau dọn bàn thờ sạch sẽ. Ảnh: Quỳnh Trang. |
Vào dịp trước Tết Nguyên đán, các gia đình thường lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân nhang. Những việc này cần phải hoàn thành trước khi năm mới đến. Một số gia đình chờ đến ngày ông Công ông Táo mới tiến hành, tuy nhiên bất cứ khi nào thấy bàn thờ chưa trang nghiêm thì cần phải lau dọn ngay.
Bàn thờ là nơi linh thiêng, vì thế khi lau dọn, tuyệt đối không dùng dụng cụ bẩn. Trước khi làm, nên chuẩn bị các đồ mới như chổi quét, khăn lau. Nước dùng để lau cũng cần phải sạch. Theo quan niệm dân gian, nếu dùng chổi, khăn lau dọn chung - vốn mang nhiều uế tạp - thì sẽ không đảm bảo sự tôn nghiêm nơi thờ cúng.
Lễ tiễn Thần Phật
Lễ tiễn thần phật là một tập tục quan trọng với cộng đồng người Việt xưa. Lễ này thường được thực hiện vào ngày 25 tháng Chạp, để tiễn thần, Phật đi chầu trời.
Lễ này đánh dấu bằng việc vào ngày 25 tháng Chạp, các vị hương chức làm lễ sửa con dấu, ấn, sau đó bỏ vào hộp niêm kín (lễ Niêm ấn hoặc Sắp ấn). Mọi công việc hành chính, xử phạt từ ngày này đến ngày mùng 7 tháng Giêng đều không được tiến hành.
|
Lễ tiễn thần phật là một tập tục quan trọng với cộng đồng người Việt xưa. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải. |
Vào ngày lễ, các vị hương chức trong làng sẽ sắm sửa lễ vật cúng tiễn thần chầu Ngọc Hoàng để chư thần tấu trình việc tốt xấu trong địa phận mình cai quản.
Trong lễ này, hương chức sẽ dựng nêu ở đầu làng, dân chúng dựng nêu sau ngày đó; không ai được dựng nêu tại nhà mình trước ngày lễ. Do vậy, lễ này còn được gọi là lễ Dựng nêu. Đến 30 tháng Chạp, làng lại làm lễ rước thần về ăn Tết, thần tái nhận công việc bảo hộ cộng đồng trong năm mới.
Lễ Chung niên
Lễ Chung niên là nghi thức của từng gia đình. Lễ này được tổ chức từ rằm tháng Chạp đến trước ngày 30 cuối năm. Với các nhà làm nghề thủ công, họ thường làm lễ muộn để cúng tạ tổ sư và gia thần, là dịp để liên hoan giữa thầy và thợ trước khi nghỉ Tết.
Những người buôn bán thường làm lễ cúng tạ thần thánh đã phù hộ công việc làm ăn trong suốt năm qua. Theo nghi thức xưa, mỗi lần cúng lễ xong thì chủ nhà sẽ gửi một miếng thịt lợn quay hay một lễ vật nào đó biếu cho con nợ để con nợ biết mình đã làm lễ chung niên, hãy nhanh chóng thanh toán các khoản nợ nần trước ngày cuối năm.
Từ rằm tháng Chạp trở đi cũng là khoảng thời gian để mọi người chuẩn bị quà biếu xén nhau. Học trò đi Tết thầy, người bệnh biếu quà thầy thuốc. Trong dòng họ, con cháu đem lễ vật gửi người đứng đầu gia tộc để cúng tổ tiên.
Theo New. Zing
Cùng chuyên mục
- Tags:
- tẩy rửa /
- dọn dẹp /
- Tảo mộ /
- Giá trị văn hóa /
- 30 Tết /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức, nhà khoa học tạo bứt phá mạnh mẽ cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững...
DNTH: Sáng 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt 200 trí thức, nhà khoa học có nhiều thành tích, đóng góp, đang hoạt động trong các ngành, lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, giáo dục và đào tạo trên toàn quốc.
10 thành tựu, hoạt động nổi bật của Giáo dục năm 2024
DNTH: Ngày 27/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành năm 2024.
Cơ hội ngắm hoa 4 mùa trên đồ gốm sứ phương Đông
DNTH: Ngày 25/12, Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoa nở từ Đất – Hoa trong nghệ thuật gốm sứ phương Đông”.
Phát động cuộc thi Tài năng tin học trẻ quốc tế - thành phố Hà Nội
DNTH: Sở GD&ĐT vừa phối hợp với Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam phát động cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế - thành phố Hà Nội năm học 2024-2025 hoàn toàn miễn phí dành cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn Thủ...
Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh
DNTH: Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những...
Danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa không có Vịnh Hạ Long
DNTH: Ngày 24/12, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) vừa thông tin cho báo chí liên quan đến nội dung Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia sang khảo sát thực địa tại Vịnh Hạ Long nhằm tăng cường hơn nữa các biện pháp...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...