Cách mạng công nghiệp 4.0 và sân chơi toàn cầu của các Doanh nghiệp

10:02 | 05/03/2018

DNTH: DN&TH; Khi cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ và thế giới đang bước vào nền kinh tế số thì doanh nghiệp Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc trong sân chơi toàn cầu.

Thời của Internet vạn vật

Theo đánh giá của Tổng công ty Viễn thông Mobifone, một trong những mong muốn mà người dùng kỳ vọng ở mạng thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) là khả năng tốc độ dữ liệu hàng Gbps. Theo dự kiến, công tác phân bổ và quy hoạch các dải tần số mới cho 5G của Việt Nam sẽ thực hiện trong năm 2019 sau hội nghị Dựa trên xu hướng triển khai mạng 5G trên thế giới cũng như định hướng về phát triển viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông, lộ trình triển khai mạng 5G tại Việt Nam được đề xuất theo 4 giai đoạn và dự kiến sẽ được bắt đầu triển khai thử nghiệm và tiến tới thương mại vào năm 2024.

Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghệ 5G không chỉ mang tới người dùng dịch vụ mạng di động với tốc độ cao hơn nhiều lần so với công nghệ di động hiện tại như 3G hay 4G LTE, mà còn đem lại khả năng kết nối mọi vật thông qua các kết nối Internet. Từ đó 5G không chỉ kết nối người với người mà còn thực hiện kết nối con người với máy móc và giữa các máy móc với nhau, giúp đem lại nhiều lợi ích dịch vụ mới và tăng hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam. Về mặt quản lý, đầu tư triển khai 5G sẽ phải thực hiện giải quyết các bài toán về nâng cấp thiết bị hiện tại hoặc đầu tư thiết bị mới với cơ sở hạ tầng phát triển mạnh.

 “Xét về mặt chín muồi của công nghệ và tiêu chuẩn của thế giới thì dự kiến sớm nhất vào năm 2019 tiêu chuẩn 5G mới chính thức được công bố và mạng 5G thương mại sẽ được triển khai vào năm 2020”, đại diện Mobifone dự báo.

Và tiềm năng của kinh tế số

Theo các chuyên gia, thuật ngữ “kinh tế số” chưa xuất hiện trong bất cứ văn bản chính sách phát triển kinh tế nào của Việt Nam cũng như các nghiên cứu chính thống dài hơi trong một thời gian dài. Từ năm 2015 trở lại đây, kinh tế số được nghiên cứu và bàn luận ở Việt Nam như một chính sách phát triển chủ yếu trong khuôn khổ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Các sự kiện và tài liệu chính thống về kinh tế số tại Việt Nam gợi ý bằng cách hiểu về thuật ngữ này tương đồng với cách hiểu các nước ASEAN cũng như của Thế giới.

Ở góc độ thị trường, ngành ICT trước đây được phân thành ngành công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số. Từ năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông thêm một ngành con là ngành dịch vụ ICT (trừ bán buôn và phân phối). Thống kê cho thấy, doanh thu công nghiệp ICT tăng trưởng rất tốt trong gần 10 năm qua.

“Nếu so sánh hệ số nhân sản lượng ngành ICT với các ngành khác có thể thấy ICT là ngành có hệ thống nhân sản lượng cao trong nền kinh tế Việt Nam, trong đó ngành công nghiệp phần cứng ICT có hệ số nhân sản lượng cao thứ 3 trong tổng số 27 ngành của nền kinh tế Việt Nam. Như vậy, mặc dù bản thân sản lượng ngành ICT chỉ chiếm 4% tổng GDP và mức độ đầu tư ICT của các ngành vẫn còn thấp nhưng tác động sản lượng của ngành ICT khẳng định vị trí đặc biệt của ngành trong việc kích thích nền kinh tế”, nhóm chuyên gia đứng đầu là TS. Đặng Thị Việt Đức (Học viện Bưu chính viễn thông) nhận định.

 “Do vậy, muốn phát triển kinh tế số trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng chiến lược kinh tế số cùng các giải pháp thích hợp để khắc phục được những tồn tại này. Với sự quyết liệt và các chính sách đúng đắn của Chính phủ, kinh tế số sẽ vừa tạo được cơ hội phát triển vừa là cơ hội rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển cho Việt Nam”, nhóm Chuyên gia, Học viện Bưu chính Viễn thông nhấn mạnh.

ThS. Nguyễn Văn Thuật, Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất, cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ và thế giới đang bước vào nền kinh tế số, mọi quốc gia muốn phát triển đều phải dựa nhiều hơn vào khoa học và công nghệ, với dữ liệu được coi là quan trọng không kém gì các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Giống như các quốc gia tiên tiến, Việt Nam cũng cần xây dựng chiến lược riêng về dữ liệu lớn. Việc triển khai các chính sách này phải được thực hiện bài bản, đồng bộ và gắn với các lợi ích thực tiễn. Chiến lược dữ liệu lớn cần ở cấp Chính phủ hoặc cao hơn, do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng và sự tham gia của các Bộ, ngành hữu quan và toàn thể cộng đồng.

Hải Trung Kim

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tỉnh Gia Lai mới sau sáp nhập, kiện toàn bộ máy lãnh đạo

DNTH: Sáng 30/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Gia Lai diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện,...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 29/6/2025

DNTH: Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 29/6/2025 (2).

Bắc Bộ đón mưa dông diện rộng cuối tháng 6

DNTH: Dự báo từ đêm 28/6 - 2/7, miền Bắc xuất hiện một đợt mưa dông diện rộng, khu vực miền núi và trung du có nơi mưa trên 500 mm, nguy cơ cao xảy ra ngập úng, lũ quét.

Lời cảm ơn của Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn

DNTH: Với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả quý vị, những độc...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

DNTH: Ngày 21/6/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ.

Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

DNTH: Sáng 21/6, tại Hà Nội, Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu Nông thôn đã long trọng tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) – mốc son quan trọng của nền báo chí dân tộc

XEM THÊM TIN