Cách mạng số ngành điện: EVN chuyển mình ra sao?

09:41 | 08/08/2019

DNTH: Tính đến cuối năm 2018, 60% người dân Việt Nam đã thanh toán tiền điện trực tuyến.

Theo ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN, Tập đoàn EVN đã tiếp cận công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 rất sớm và tới nay đã hoàn thành Đề án Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của EVN. Sẽ có 30 mảng công việc cụ thể như thanh toán điện tử, dịch vụ điện cấp độ 4, sản xuất, truyền tải, phân phối… được ứng dụng số hóa mạnh mẽ.

Cách mạng số ngành điện: EVN chuyển mình ra sao?

Với cuộc cải cách lớn, EVN đặt ra mục tiêu trở thành tập đoàn hàng đầu trong khu vực, phát triển bền vững, hiệu quả; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số, công nghệ thông tin và công nghệ 4.0 vào mọi hoạt động, từ sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh - dịch vụ khách hàng, vận hành hệ thống điện và thị trường điện.

"EVN đã báo cáo đề án tới các cơ quan, bộ, ngành và nhận được sự đánh giá cao về nội dung và tinh thần sẵn sàng đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của tập đoàn", ông Thành cho biết thêm.

Theo Báo cáo Đánh giá môi trường kinh doanh (Doing Business) 2019 của Ngân hàng Thế giới, ngành Điện Việt Nam đứng vị trí thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 23 trên thế giới về công suất phát điện. Chỉ số tiếp cận điện năng đứng thứ 27/190 quốc gia và nền kinh tế, tăng 37 bậc so với năm 2017.

Số hóa dữ liệu và thanh toán

Về việc quản lý dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý khách hàng (CMIS) do Công ty Viễn thông Điện lực và CNTT (EVNICT) phát triển phiên bản 3.0 được chính thức triển khai diện rộng từ năm 2018, góp phần hỗ trợ EVN phục vụ trực tuyến cấp độ cao nhất, tiến tới điện tử hóa các giao dịch dịch vụ điện…

CMIS 3.0 còn được ghi nhận bởi tính đột phá trong việc lưu trữ, tính toán, xử lý dữ liệu theo mô hình tập trung tại cấp tổng công ty; và được kết nối, tích hợp dữ liệu với nhiều hệ thống, phần mềm dùng chung khác của EVN.

Về số hóa trên khía cạnh thanh toán, với việc cung cấp các dịch vụ điện lực tương đương dịch vụ công cấp độ 4, các giao dịch của khách hàng với EVN, từ khâu yêu cầu dịch vụ đến ký hợp đồng và thanh toán, đều được thực hiện trực tuyến, thông qua nền tảng công nghệ.

Cụ thể, thông qua website của các trung tâm chăm sóc khách hàng, qua email, mạng xã hội (Zalo, Facebook), qua tổng đài điện thoại, người sử dụng điện đều có thể gửi yêu cầu và ngành điện sẽ chủ động đến với khách hàng để cung cấp dịch vụ, khách hàng không phải trực tiếp đến các điểm giao dịch.

Cách mạng số ngành điện: EVN chuyển mình ra sao? - Ảnh 1.

Trước đây, chị Trần Thị Minh Hương (quận Long Biên, Hà Nội) vẫn phải đến các điểm thu nộp để đóng tiền. Những lúc đông người, việc chờ đợi rất mất thời gian. Hiện tại, chị đã đăng kí dịch vụ trích nợ tự động tiền điện qua ngân hàng và thấy như giảm được một gánh nặng.

"Vừa tiết kiệm thời gian, tôi vừa không phải lo nhớ ngày để đi đóng hóa đơn đúng lịch. Số tiền phải nộp đã được công ty điện lực nhắn tin thông báo, và ngân hàng tự động khấu trừ qua tài khoản ATM của mình. Biết thuận lợi thế này, tôi đã sử dụng dịch vụ từ lâu", chị Hương chia sẻ.

Việc đa dạng hóa các kênh thanh toán tiền điện như qua ngân hàng, các tổ chức trung gian... đã được EVN triển khai từ năm 2015, trong đó có hình thức thanh toán tiền điện trực tuyến thông qua việc trích nợ tự động, Internet banking, mobile banking, ví điện tử…

Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN, nếu năm 2015, chỉ có 14,9% khách hàng thanh toán tiền điện trực tuyến, thì đến năm 2018, con số này đã đạt 60% và EVN trở thành đơn vị thanh toán hóa đơn điện tử lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng - Trưởng Ban Kinh doanh Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI), hiện tại EVN HANOI đã ký kết hợp đồng hợp tác với 17 ngân hàng và 5 tổ chức trung gian thanh toán. Đồng thời, EVN cũng cung cấp các hình thức thanh toán tiền điện như thanh toán trích nợ tự động qua tài khoản ngân hàng của khách hàng và qua tin nhắn thông báo chỉ số công tơ kèm theo số tiền sử dụng trong kỳ thanh toán. Ngân hàng sẽ chủ động đối soát với tổng công ty và tự động trừ số tiền đó vào tài khoản ngân hàng của khách hàng.

Theo khảo sát đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ các doanh nghiệp hài lòng về chất lượng dịch vụ cung cấp điện năm 2018 là 74%, tăng 5% so năm 2017 và duy trì vị trí thứ 2 về chất lượng các dịch vụ tiện ích gia tăng trong Bộ Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

 

Hoàng An/Theo Trí thức trẻ/Tổng hợp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene

DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.

Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày

Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.

Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam

DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.

Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe

DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.

Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh

DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...

Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử

DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

XEM THÊM TIN