Cầm đồ F88: Hoạt động kinh doanh lỗ liên tục, dòng tiền kinh doanh âm triền miên
15:06 | 01/03/2021
DNTH: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 chưa bao giờ là số dương trong suốt giai đoạn 2016 – 2019.

Hoạt động kinh doanh liên tục âm, lãi nhờ thu nhập khác
Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 được thành lập năm 2013 bởi ông Phùng Anh Tuấn, là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ chuyên nghiệp tại Việt Nam, được Mekong Capital và Granite Oak rót vốn. Hiện, F88 sở hữu hơn 300 tiệm cầm đồ trên cả nước.
Dù được truyền thông khá nhiều về sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, song trên thực tế, bức tranh tài chính của F88 lại không hề sáng màu. Thậm chí, tài liệu của VietnamFinance cho thấy doanh nghiệp này còn ghi nhận sự kém hiệu quả trong suốt giai đoạn 2016 – 2019.
Cụ thể, về doanh thu, F88 ghi nhận đà tăng trưởng khá tốt với tốc độ tăng bằng lần: năm 2016 là 4,28 tỷ đồng, năm 2017 tăng gấp 5,4 lần lên 23,05 tỷ đồng, năm 2018 tăng gấp 2,7 lần lên 63,89 tỷ đồng và năm 2019 tăng gấp 3,3 lần lên 215,7 tỷ đồng.
Tuy nhiên, giai đoạn 2016 – 2017, F88 lại kinh doanh dưới giá vốn, dẫn đến lợi nhuận gộp lần lượt ghi nhận kết quả âm là - 3,7 tỷ đồng và -3,2 tỷ đồng.
Giai đoạn 2018 – 2019, mặc dù khắc phục được việc kinh doanh dưới giá vốn và ghi nhận lợi nhuận gộp lần lượt là 16,1 tỷ đồng và 92,7 tỷ đồng song lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn là con số âm.
Tổng kết lại, suốt giai đoạn 2016 – 2019, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của F88 âm liên tục với các con số lần lượt là: -9,6 tỷ đồng, -30 tỷ đồng, -22 tỷ đồng, -16,9 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính đưa đến kết quả đáng buồn này là chi phí quản lý doanh nghiệp quá cao. Giai đoạn 2016 – 2017, chi phí quản lý doanh nghiệp còn lớn hơn cả doanh thu. Năm 2018, chi phí quản lý doanh nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn gần bằng một nửa doanh thu. Còn năm 2019, chi phí quản lý doanh nghiệp cộng với chi phí lãi vay cũng bằng 46% doanh thu của công ty.
Do chi phí quả lớn nên trong hai năm 2016 – 2017, F88 ghi nhận lỗ trước thuế lần lượt là -9,2 tỷ đồng và -27,8 tỷ đồng.
Năm 2018, F88 có lãi nhẹ 2,69 tỷ đồng và năm 2019 có lãi 19,2 tỷ đồng, song cả hai khoản lãi này đều tới từ thu nhập khác!

Dòng tiền kinh doanh âm triền miên, nợ vay tăng vọt
Mở rộng quy mô khá nhanh nên tài sản của F88 đã có bước tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn 2016 – 2019 với tốc độ tính bằng lần. Cụ thể, năm 2016, tổng tài sản của F88 là 68,8 tỷ đồng, năm 2017 tăng gấp 1,7 lần lên 120,2 tỷ đồng, năm 2018 lại tăng gấp đôi lên 251,8 tỷ đồng và năm 2019 tăng gấp 2,4 lần lên 606 tỷ đồng.
Tài sản tăng mạnh nhưng các khoản phải thu ngắn hạn cũng “bốc đầu” không kém. Giai đoạn 2016 – 2019, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn trong tổng tài sản tăng mạnh, lần lượt là: 42,5% (năm 2016), 80,4% (năm 2017), 67,4% (năm 2018) và 72,4% (năm 2019).
Khoản phải thu quá lớn là nguyên nhân chủ yếu khiến dòng tiền kinh doanh của F88 rơi vào cảnh âm triền miên. Cụ thể, năm 2016 âm 43,8 tỷ đồng, năm 2017 âm 91,1 tỷ đồng, năm 2018 âm 52 tỷ đồng và năm 2019 âm tới 265,6 tỷ đồng.
Dòng tiền kinh doanh biểu hiện cho việc doanh nghiệp có thu được tiền về từ hoạt động kinh doanh hay không. Dòng tiền kinh doanh âm có nghĩa là F88 chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ không hề thu được tiền về.
Chính vì không thu được tiền từ kinh doanh nên doanh nghiệp phải tìm cách xoay xở để có tiền hoạt động. Đây chính là lí do F88 liên tục tăng vốn góp của chủ sở hữu, từ 39 tỷ đồng (năm 2016) lên 269,4 tỷ đồng (năm 2019), tức tăng gấp 7 lần. Tuy nhiên, tại ngày 31/12/2019, vốn chủ sở hữu của F88 chỉ là 251,69 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc F88 lỗ lũy kế 17,79 tỷ đồng.
Ngoài tăng vốn, một biện pháp khác F88 dùng để xoay tiền là tăng vay nợ. Nợ vay ngắn hạn của F88 bắt đầu xuất hiện từ năm 2017 với con số khiêm tốn 2,6 tỷ đồng, nhưng chỉ một năm sau, con số này là 120 tỷ đồng, tức tăng 46 lần. Đến năm 2019, số nợ vay ngắn hạn đạt 200,9 tỷ đồng, tức tăng 1,67 lần.
Tính chung tổng nợ phải trả, đến ngày kết thúc năm 2019, nợ phải trả của F88 là 354,3 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,4 lần.
Mức độ phụ thuộc vốn vay của F88 đang ngày càng rõ, thể hiện qua dòng tiền tài chính. Nếu như giai đoạn 2016 – 2017, tiền thu từ đi vay còn khá ít thì tới năm 2018, con số này đã là 138,8 tỷ đồng, đến năm 2019 thì vọt lên 373,3 tỷ đồng.
Gần đây, nhà sáng lập F88 Phùng Anh Tuấn đã tuyên bố về tham vọng mở tới 1.000 phòng giao dịch (cho đến năm 2023). Ông Tuấn thậm chí còn tự tin rằng F88 đủ năng lực để mỗi ngày có thể mở 1 phòng giao dịch.
Với tốc độ mở rộng quy mô như vậy, ngoài gọi vốn, nhiều khả năng F88 sẽ tăng cường đi vay và cũng không loại trừ khả năng dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp này vẫn chưa thể là số dương trong những năm tới.
Ái Châu Tử
Theo VNF
https://vietnamfinance.vn/cam-do-f88-hoat-dong-kinh-doanh-lo-lien-tuc-dong-tien-kinh-doanh-am-trien-mien-20180504224250076.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Phùng Anh Tuấn /
- cầm đồ F88 /
- Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 /
- cầm đồ /
- F88 /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room
DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...
T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu
DNTH: Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700...

Doanh nhân Lê Văn Quang: Hành trình từ trang trại nhỏ đến tập đoàn
DNTH: Ông Lê Văn Quang, người sáng lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, là một ví dụ điển hình của sự kiên trì và sáng tạo trong ngành nông nghiệp. Bắt đầu từ một trang trại nuôi tôm nhỏ, ông Quang đã đưa Minh Phú trở...

Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
DNTH: Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Đô thị cuộc sống
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...