Cán bộ, công chức sẽ được trả lương theo vị trí việc làm

16:24 | 04/10/2023

DNTH: Thông tin do Bộ Nội vụ cung cấp trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội ngày 30/9 về việc quản lý cán bộ, công chức; cán bộ, công chức trên toàn quốc sẽ được trả lương theo vị trí việc làm thay cho chính sách tiền lương thấp như hiện nay.

Trả lương theo vị trí việc làm là việc căn cứ vào từng chức danh, chức vụ, cơ cấu tổ chức trong công chức, viên chức để xác định mức lương cụ thể cho từng đối tượng. Đồng thời, việc trả lương theo vị trí việc làm cũng là một trong những bước cải cách lớn liên quan đến tiền lương của công chức, viên chức.

Bộ cho biết dự kiến đến quý IV/2023, Chính phủ sẽ chỉ đạo bộ ngành, địa phương phê duyệt vị trí việc làm công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính, hướng đến trả lương, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đánh giá, quy hoạch cán bộ, công chức theo phương pháp này.

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã nêu rõ "Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành".

Mỗi ngành sẽ có một số vị trí việc làm. Mỗi vị trí việc làm có mức lương riêng cụ thể theo mức độ phức tạp của công việc. Trường hợp người mới được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm nếu đáp ứng được yêu cầu công việc tại vị trí việc làm đó sẽ được hưởng lương tương xứng với công sức và kết quả làm việc. Trường hợp người giữ chức vụ lãnh đạo được hưởng lương theo chức danh, chức vụ đang giữ.

Có hai cách phân loại vị trí việc làm. Đầu tiên là theo khối lượng công việc, như dựa theo vị trí do một người đảm nhiệm; vị trí nhiều người đảm nhiệm; việc làm kiêm nhiệm. Cách thứ hai là phân loại theo tính chất, nội dung công việc như vị trí lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên ngành; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ.

Do đó, tiền lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của cán bộ, công chức, viên chức thay vì phụ thuộc vào thâm niên công tác, bằng cấp như hiện tại.

Bảng lương mới theo vị trí, việc làm, chức danh:

Thứ nhất, xây dựng một bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

Bảng lương này được xây dựng theo nguyên tắc mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất. Giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.

Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, ủy ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.

Ngoài ra, việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Thứ hai, xây dựng một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.

Bảng lương này xây dựng theo nguyên tắc cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề. Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

Thứ ba, bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).

Thứ tư, bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.

Thứ năm, bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Trước đó, sáng 2/10, phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 8 khóa 13, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị đại biểu thảo luận về sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ 1/7/2024.

Theo đó, lương công chức, viên chức hiện nay được tính bằng lương cơ sở nhân hệ số lương. Trong đó lương cơ sở căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng của thị trường và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Hệ số lương thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc dựa trên trình độ, bằng cấp của công chức, viên chức. Lương cơ sở thấp (từ ngày 1/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng), hệ số lương ít thay đổi nên không tạo ra động lực cho người lao động.

Cũng theo Chính phủ, đến nay ngân sách Nhà nước đã tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong ba năm tới (2024 - 2026).

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đặt mục tiêu cải cách tiền lương ở khu vực công là hướng tới áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Mục tiêu đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của công chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của công chức phải bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đức Long Gia Lai đã trao hơn 500 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh phía Bắc

DNTH: Chiều 18/9, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai cho biết, vừa nhận tổng trị giá hơn 500 triệu đồng từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai.

Tư lệnh Cảnh sát Cơ động giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Hải Dương

DNTH: Thiếu tướng Lê Ngọc Châu được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương nhiệm kỳ 2020-2025, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021-2026.

Thúc đẩy trao quyền kinh tế, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, lập nghiệp

DNTH: Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, các doanh nghiệp nữ, các hợp tác xã do phụ nữ làm chủ đóng góp to lớn vào thành tựu phát triển chung của khu vực doanh nghiệp và hợp tác xã.

Thủy điện Ialy mở rộng dự kiến phát điện vào cuối năm nay

DNTH: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, vừa hạ thành công rotor tổ máy 1 Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng, tiến tới chạy thử nhằm phát điện vào tháng 11 năm 2024.

Kon Tum xảy ra trận động đất độ lớn 5.0 richter, rủi ro thiên tai cấp 2

DNTH: Bốn trận động đất liên tiếp vừa xảy ra ở tỉnh Kon Tum, trong đó trận mạnh nhất có độ lớn 5.0 richter, gây rung lắc tỉnh Kon Tum, Gia Lai và các tỉnh, thành lân cận.

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành...

XEM THÊM TIN