Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường

13:42 | 11/02/2025

DNTH: Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ vấn đề về gian lận thương mại, theo chuyên gia, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường.

Thực tế cho thấy, việc Mỹ tăng áp thuế với hàng hóa nhập khẩu từ một số quốc gia có tác động rất lớn tới thương mại quốc tế, trong đó có Việt Nam. Giới chuyên gia dự báo, không loại trừ khả năng sắp tới hàng Việt cũng sẽ bị Mỹ áp thuế. Nếu các đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump được áp dụng toàn diện, có thể gây ra những tác động sâu rộng lên kinh tế Việt Nam thông qua cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, chuỗi cung ứng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bởi, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Các ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may và da giày sẽ chịu áp lực lớn từ chính sách tăng thuế. Vì vậy, cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần sớm đưa ra kế hoạch ứng phó kịp thời, đồng thời có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường không ''bỏ trứng vào một giỏ'' nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực.
 
Sản xuất công nghiệp các tháng trong năm 2024 vẫn duy trì tăng trưởng ổn định - Ảnh: ITN
Việc Mỹ tăng áp thuế với hàng hóa nhập khẩu từ một số quốc gia có tác động rất lớn tới thương mại quốc tế, trong đó có Việt Nam - Ảnh: ITN

Xoay quanh vấn đề này, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng Khoa Tài chính Quốc tế - Học viện Tài chính nhấn mạnh, Bộ Công thương và các thương vụ, đại sứ quán, cơ quan quản lý nhà nước phải chủ động, tích cực hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, từ đó đa dạng hóa hoạt động xuất nhập khẩu, tránh quá tập trung vào một số thị trường. Việc này giúp doanh nghiệp đỡ được những “cú sốc” khi các thị trường lớn thay đổi trong chính sách hay trục trặc trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, phải tổ chức kết nối các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề với các nhà nhập khẩu nước ngoài. Làm sao để các đơn hàng có được nhiều hơn và thông suốt hơn. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động kết nối các doanh nghiệp trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa, đáp ứng yêu cầu xanh hơn, sạch hơn, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tốt hơn.

Đồng quan điểm, Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền cho rằng, để ứng phó trước các thách thức, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, không quá phụ thuộc vào một đối tác duy nhất. Đồng thời, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện tính minh bạch trong xuất xứ hàng hóa sẽ giúp giảm nguy cơ bị áp dụng biện pháp thương mại bất lợi. Chính phủ đang tích cực thúc đẩy đa dạng hóa thị trường với 16 hiệp định thương mại tự do đã ký kết, Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường mới. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa cần linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài Mỹ, EU và Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước trong khối CPTPP, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi. Điều quan trọng nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm và chuỗi cung ứng.

Theo chuyên gia này, muốn nâng cao giá trị gia tăng, doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển từ mô hình sản xuất gia công sang phát triển sản phẩm có thương hiệu riêng. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản vào nghiên cứu và phát triển (R&D), từ khâu thiết kế, công nghệ sản xuất cho đến tiếp thị thương hiệu. Ngoài ra, việc phát triển chuỗi cung ứng nội địa cũng rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp chỉ nhập nguyên liệu từ nước ngoài rồi gia công, giá trị gia tăng sẽ rất thấp. Ngược lại, nếu tự chủ được nguyên liệu, áp dụng công nghệ tiên tiến, tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều.

Trong 4 năm qua, việc miễn giảm thuế đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phục hồi và phát triển của doanh nghiệp - Ảnh: ITN
Bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ vấn đề về gian lận thương mại, theo chuyên gia, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường - Ảnh: ITN

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, như chế biến sâu trong ngành nông sản, sản xuất các linh kiện công nghệ cao thay vì chỉ lắp ráp. Bên cạnh đó, cần tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng thị trường và hưởng ưu đãi thuế quan.

“Chuyển đổi này không dễ, nhưng nếu không làm, doanh nghiệp Việt Nam sẽ mãi chỉ ở vai trò gia công, xuất khẩu thô không thể cạnh tranh được trong chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Điền nhấn mạnh.

Về phía doanh nghiệp, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean cho biết, thị trường Mỹ hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp. Theo sắc lệnh áp thuế bổ sung mới của Mỹ, đến nay chưa có sản phẩm dệt may nhưng thời gian qua doanh nghiệp theo dõi "nhất cử, nhất động" từ thị trường này, đặc biệt là thay đổi chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Theo ông Việt, với việc chính quyền Donald Trump mới áp thuế bổ sung vào Trung Quốc và hai nước láng giếng là Canada và Mexico (sau đó bỏ), doanh nghiệp đưa ra 2 phương án để chuẩn bị. Cụ thể, nếu chính sách về thuế quan của Tổng thống Trump đánh mạnh vào Mexico, Canada, chắc chắn doanh nghiệp sẽ tìm cách đa dạng hóa thị trường. Phương án khác là tăng giá và thuyết phục khách hàng chia sẻ để bù đắp chi phí mua nguyên vật liệu từ các thị trường mới có giá cũng như chi phí logistics cao hơn. Mức tăng không đáng kể, nhưng bắt buộc phải tăng.

"Nói chung mọi biến động từ thị trường Mỹ đều ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng tôi có bộ phận thường trực theo dõi sát các thông tin từ thị trường Mỹ, từ các đối tác, từ đó phân tích và đánh giá để có kế hoạch phù hợp", ông Việt cho hay.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đảng bộ Cao su Chư Prông thống nhất loạt chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ mới

DNTH: Ngày 24/6, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại huyện Chư Prông (Gia Lai).

Cao su Chư Sê đặt mục tiêu nâng thu nhập người lao động trong nhiệm kỳ mới

DNTH: Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê lần thứ XII đã thông qua các chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ 2025 – 2030, trong đó tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng và nâng cao đời sống người lao động. Đại hội...

Doanh nhân Hoàng Mai Chung được trao giải “nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới, sáng tạo”

DNTH: Tại Lễ trao giải Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards lần thứ tư, doanh nhân Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group đã vinh dự được xướng tên ở hạng mục “Nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

"Ông trùm" lúa gạo Lộc Trời dự kiến lỗ 500 tỷ đồng trong năm 2025

DNTH: CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Mã CK: LTG) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, dự kiến tổ chức vào ngày 14/7 tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Anh hùng Lao động Thái Hương được vinh danh Nhà lãnh đạo xuất sắc trong phát triển bền vững toàn cầu 2025

DNTH: Ngày 13/6, Tạp chí Global Brand (Vương quốc Anh) tổ chức lễ trao giải thường niên Global Brand Awards tại Dubai. Chỉ 3 trong tổng số 31 giải thưởng được vinh danh trên phạm vi toàn cầu, và một trong số đó được trao cho Anh hùng Lao...

Đại hội Đảng bộ PV GAS nhiệm kỳ 2025-2030: Định hướng chiến lược “Đổi mới - Bứt phá - Thích ứng - Cạnh...

DNTH: Đảng bộ Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã và đang thể hiện quyết tâm tổ chức đại hội đảng các cấp tại PV GAS, hướng tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ PV GAS nhiệm kỳ 2025-2030.

XEM THÊM TIN