Thứ năm, 01/06/2023, 02:57

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Doanh nghiệp và tiêu dùng Công Nghệ

Cảnh báo 16 hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng

DNTH: Theo ước tính, Việt Nam hiện có hơn 70 triệu người sử dụng Internet. Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.
lua-dao-qua-mang_1911172503
Ảnh minh hoạ.

Khi các công nghệ mới xuất hiện, đối tượng tấn công mạng, lừa đảo cũng sẽ tìm cách để lợi dụng, khai thác đánh vào điểm yếu nhất - đó là con người, áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin và dẫn dắt theo kịch bản. Các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng không ngừng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư… nhưng mục tiêu cuối cùng của các đối tượng chính là tiền.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính riêng trong năm 2022, có 03 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, cụ thể:

- Giả mạo thương hiệu của các tổ chức (ngân hàng, cơ quan Nhà nước, công ty tài chính, chứng khoán…) để gửi SMS lừa đảo cho nạn nhân.

- Giả mạo các trang web/blog chính thống (giao diện, địa chỉ tên miền/đường dẫn,…) tạo uy tín lừa nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân của người dân.

- Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok…) để tiến hành gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè người thân nhằm chiếm quyền tài khoản, lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền…

- Các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên các trang web, gửi tràn lan qua các kênh thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo. Nạn nhân sẽ biến thành những con nợ trong khi chính nạn nhân cũng không biết.

- Sử dụng số điện thoại (trong nước, nước ngoài, đầu số lạ…) giải danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông… để tiến hành gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản.

- Sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết.

- Giả mạo trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên. Để dẫn dụ nạn nhân, đối tượng xấu thực hiện chạy quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS.

- Lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự thương người và lòng tin. Để câu View, câu Like và sau đấy là lừa gạt chiếm đoạt tài sản qua hình thức từ thiện, kêu gọi đóng góp lừa đảo…

- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook (bán hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mãi giả, hàng ảo hoặc rao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm.

- Giả mạo trang cá nhân, tài khoản người dùng trên Facebook, Telegram, Zalo để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư. Chẳng hạn như lừa chiếm đoạt tài sản bằng cách chờ trực trên các Fanpage có tích xanh, Fanpage của người nổi tiếng trên mạng xã hội để nhắn riêng với nạn nhân đóng giả là nhân viên, trợ lý.

- Bẫy tình, lợi dụng tình cảm lòng tin và sự thương hại để lừa đảo qua các nền tảng Facebook, Zalo, Tinder, Telegram.

- Lừa đảo cài cắm mã độc thông qua đường dẫn độc hại, phần mềm độc hại (tiện ích mở rộng cho trình duyệt, phần mềm bẻ khóa - crack). Đối tượng tạo những công cụ, đường dẫn, phần mềm độc hại để chiếm đoạt tài sản, thông tin tài khoản mạng xã hội, ngân hàng thông qua tiếp cận nạn nhân từ chạy quảng cáo đường link độc hại, phát tán mã độc, phần mềm độc hại qua Facebook, Telegram, Google Search, Google Play Store, Apple’s App Store và email.

- Thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa nạn nhân đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản thông qua các trang web giả mạo.

- Thủ đoạn nâng cấp lên SIM 4G hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản và tài sản.

- Giả mạo email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín để uy hiếp, đe doạ lừa tiền nạn nhân.

- Lập sàn đầu tư tiền ảo crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, đầu tư Forex… lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo ghi nhận từ Cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2022 đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: Lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%). Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.

Mục tiêu cuối cùng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đều đánh chung vào tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người.

Trong thời gian qua để bảo vệ người dân, cộng đồng trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người dân, một số biện pháp đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định./.

T/H

Cùng chuyên mục

MB: Tiến nhanh, tiến chắc trên hành trình chuyển đổi số

MB: Tiến nhanh, tiến chắc trên hành trình chuyển đổi số

DN&TH; Cuối tháng 7 vừa qua, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp - MB App Business & eMB new, đánh dấu cột mốc mới trên hành trình tiến tới mục tiêu trở thành “Ngân hàng thuận tiện nhất” vào năm 2021.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Việt Nam sẽ là cường quốc về an ninh mạng'

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Việt Nam sẽ là cường quốc về an ninh...

Theo Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam sẽ là cường quốc về an ninh mạng với hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng Việt Nam hoàn chỉnh để bảo vệ sự thịnh vượng trên không gian mạng.
Tránh đặt hết trứng vào giỏ Trung Quốc, Apple sẽ sản xuất hàng triệu AirPods ở Việt Nam

Tránh đặt hết trứng vào giỏ Trung Quốc, Apple sẽ sản xuất hàng...

Ngay trong quý 2/2020, Apple sẽ sản xuất hàng triệu tai nghe không dây AirPods "Made in Vietnam", dấu hiệu cho thấy công ty đang đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất khỏi Trung Quốc.
Google nói về sức nóng TMĐT Việt Nam: Lượng tìm kiếm từ khóa về Tiki, Sendo, Shopee, Adayroi tăng gấp 8 lần trong 3 năm qua

Google nói về sức nóng TMĐT Việt Nam: Lượng tìm kiếm từ khóa về Tiki,...

Trong 3 năm vừa qua, số lượng tìm kiếm Google các từ khóa về các sàn thương mại điện tử tăng gấp 8 lần.
App của Việt Nam lọt Top 1 App store về lượt tải tại Việt Nam

App của Việt Nam lọt Top 1 App store về lượt tải tại Việt Nam

Trong ngày 25.6, một ứng dụng (app) miễn phí của Việt Nam đã vượt qua rất nhiều app nổi tiếng của quốc tế, vươn lên đứng đầu về lượt tải trên App store tại Việt Nam.
Tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng tiền mặt để thanh toán dự kiến giảm xuống dưới 10% vào năm 2020

Tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng tiền mặt để thanh toán dự kiến...

Trong khuôn khổ hội thảo về tài chính ngân hàng trong nền kinh tế số tại Việt Nam (Banking Vietnam 2019), ông Nghiêm Thanh Sơn -Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - cho biết trong vài năm trở lại đây người dân đã quen dần với các hình thức thanh toán phi tiền mặt.
Tiền đổ vào quảng cáo Facebook gấp 3 lần so với các sàn thương mại điện tử

Tiền đổ vào quảng cáo Facebook gấp 3 lần so với các sàn thương mại...

Chỉ tính riêng 2 kênh tiếp thị là Sàn TMĐT và Facebook, khảo sát các cửa hàng nhìn chung đều cho thấy, trung bình ngân sách chi cho các kênh Sàn là gần 23 triệu đồng/năm, chỉ tương đương khoảng 1/3 tiền đổ vào kênh Facebook - hơn 65 triệu đồng/năm.
Đẩy mạnh kết nối, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Đẩy mạnh kết nối, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 22/11/2019, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC) - Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội thảo kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ năm 2019.