Cạnh tranh bán lẻ trước “sân chơi” thời hội nhập

14:41 | 12/01/2018

DNTH: Trước “sân chơi” mà Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới, bán lẻ Việt Nam cần thêm những doanh nghiệp “nội địa” đủ mạnh để dẫn dắt thị trường bán lẻ trong nước, đồng thời cần xây dựng chiến lược phát triển cho bán lẻ Việt Nam.

Tiềm năng của thị trường bán lẻ hấp dẫn số 1 Châu Á – Thái Bình Dương

Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hội nhập đã mang lại cơ hội cho bán lẻ Việt Nam có điều kiện tiếp cận với các mô hình kinh doanh hiện đại của các tập đoàn lớn trên thế giới. Người tiêu dùng xã hội cũng được hưởng về cung cách phục vụ chuyên nghiệp và quỹ hàng hóa của các nước xâm nhập vào thị trường Việt Nam, quyền lựa chọn các nhà cung cấp cho mình, cho gia đình thuộc về các “thượng đế”. Đi đôi với những cơ hội thì thách thức cũng có nhiều với bán lẻ Việt Nam. Lớn nhất là sự cạnh tranh về nhiều mặt, không cân sức giữa doanh nghiệp Việt và các DN bán lẻ nước ngoài.

Về tiềm năng của bán lẻ Việt Nam, theo đánh giá của một số tổ chức thế giới thì đây là một thị trường có nhiều sức hấp dẫn số 1 ở khu vực Châu Á -  Thái Bình Dương, bởi thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đã đạt là 2.100 USD, dự báo đến năm 2020 sẽ đạt mức 3.400 USD. Với số dân hơn 90 triệu người, đa số là dân số trẻ, và tổng mức tiêu dùng cuối cùng của xã hội, bình quân xấp xỉ 70% GDP là một mức khá cao so với các nước. Tốc độ tăng trưởng bán lẻ bình quân giai đoạn 2014 - 2016 đạt 8,5%/năm. Kênh bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm 25% thị phần, thị trường nông thôn còn chưa được khai thác nhiều, đó là tất cả những gì mà bán lẻ Việt Nam có một sức thu hút lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.

Nhiều tập đoàn như Metro, Big C, Lotte Mart, Aeon, Auchan, Dairyfarm, Emart, Seven Eleven, Family Mart đã đầu tư và sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng chuỗi phân phối của mình ở thị trường nội địa. Họ thâm nhập vào VN bằng nhiều con đường khác nhau: đầu tư trực tiếp, liên doanh, M&A,... Ngoài ra còn đầu tư vào cả các lĩnh vực sản xuất, tài chính, ngân hàng,...

Một số hỗ trợ của chính phủ Việt Nam đối với các nhà bán lẻ “nội” đã có, song hiệu quả còn thấp, điều quan trọng là sức vươn lên của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và thiếu tầm chiến lược cho nhiều năm sau.

Cần thêm doanh nghiệp Việt đủ mạnh để dẫn dắt thị trường nội địa

Đánh giá chung về các doanh nghiệp nước ngoài thì họ có kinh nghiệm lâu năm, nhiều thương hiệu lớn, tiềm lực tài chính rất mạnh, họ sẵn sàng chịu lỗ vài năm để tiếp tục đầu tư mở rộng chuỗi phân phối với tốc độ ngày càng nhanh hơn, về cơ bản, họ đảm bảo được nguồn hàng phong phú, có chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá bán ngày càng giảm, có tính cạnh tranh cao, họ là chuỗi thu mua phân phối toàn cầu,... họ chỉ có 1 điểm yếu đó là chưa tìm hiểu thật sự đầy đủ về tập quán tiêu dùng của người Việt Nam mà thôi. Tuy nhiên, chỉ có một chút khó khăn về kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT khi họ mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi.

Ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam tuy có lợi thế về am hiểu về người tiêu dùng, một chút lợi thế về màng lưới và khách hàng thời kì trước, nhưng đa số doanh nghiệp Việt là nhỏ và vừa, nhân lực ít được đào tạo chuyên sâu về bán lẻ, nhất là nhân lực cao cấp, đặc biệt là tính chuyên nghiệp trong phục vụ và sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau, có ít những khác biệt trong kinh doanh, chậm đổi mới về nhiều mặt, có lúc còn tự hại nhau trên sân nhà, đặc biệt là việc ép cấp, ép giá, nâng và ép chiết khấu, chiếm dụng vốn của một số nhà bán lẻ hiện đại đối với người sản xuất và nhà cung ứng hàng hóa Việt vào siêu thị.

So sánh với các doanh nghiệp nước ngoài thì đây là cuộc cạnh tranh không cân sức của doanh nghiệp Việt. Thực tế trên thị trường đã thấy rõ những năm 90, thị phần hiện đại của các doanh nghiệp nước ngoài mới chiếm khoảng 5% -10% thì đến hết 2016, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, họ đã chiếm khoảng 50% kênh bán hàng hiện đại. Trên thị trường, họ có khoảng 100 điểm/700 điểm bán trong phạm vi toàn quốc, tuy chiếm 1/7 số điểm song mỗi điểm bán của họ có doanh số  gấp 7 - 10 lần doanh số 1 điểm bán hàng của doanh nghiệp Việt.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, các doanh nghiệp FDI đã chiếm 70% bán lẻ thị phần cửa hàng tiện lợi, 15% thị phần siêu thị mini, 50% thị phần qua các hình thức bán hàng trực tuyến. Như vậy, cạnh tranh bán lẻ không chỉ diễn ra ở mô hình siêu thị và trung tâm thương mại mà còn ở các hình thức bán hàng khác. Nhiều vụ thôn tính màng lưới thông qua mua bán sáp nhập liên tục trong 2 - 3 năm qua như các thương vụ của các nhà đầu tư Thái Lan, Nhật Bản đối với Metro, Big C, Nguyễn Kim, Citimart, Fivimart, Lan Chi. Lợi thế cạnh tranh về nhiều mặt, trong đó có yếu tố màng lưới phân phối hầu hết những điểm đắc địa đã về tay các doanh nghiệp nước ngoài. Ở Việt Nam cũng có một số nhà đầu tư còn trụ vững và phát triển như SaigonCoop và Vingroup, song như vậy là chưa đủ. Việt Nam chưa có nhiều tập đoàn phân phối mạnh, có đủ sức mạnh để dẫn dắt thị trường nội địa.

Cần xây dựng chiến lược phát triển cho bán lẻ Việt Nam

Vậy trong thời gian tới, chúng ta phải làm gì để có thể từng bước cạnh tranh với các DN nước ngoài ngay tại sân nhà? Trước hết, Nhà nước cần nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của hệ thống phân phối nội địa, nếu mất hệ thống phân phối, tức là mất cả nền sản xuất quốc gia. Từ nhận thức đúng đến hành động cần đầu tư hợp lý và hiệu quả, cơ sở hạ tầng cho thương mại, giảm các chi phí sản xuất kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh cho các Doanh nghiệp bán lẻ. Giúp họ tiếp cận vốn, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, để phát triển chuỗi phân phối cả ở thành thị lẫn nông thôn.

Bên cạnh đó, cần xây dựng chiến lược phát triển cho bán lẻ Việt Nam, tạo lập một số tập đoàn bán lẻ mạnh đủ sức dẫn dắt thị trường để cạnh tranh với các DN nước ngoài. Cạnh tranh trong bán lẻ không chỉ bằng cơ sở vật chất hiện đại, hàng hóa dồi dào mà còn cạnh tranh ở từng lời cảm ơn chân thành, chăm sóc khách hàng một cách chu đáo, trách nhiệm, xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa phục vụ, tạo lập các mối liên kết giữa sản xuất và phân phối một cách bền vững, làm ăn chân chính, có văn hóa, xây dựng được các thương hiệu mạnh của bán lẻ Việt. Đó là con đường cạnh tranh khôn ngoan và hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và mãi mãi về sau.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Retailing Competition in Globalization Period

In the "playing field" that is increasingly globalized, Vietnam retailers need more "domestic" businesses that are strong enough to lead the domestic retail market, and also need to expand the development strategy in Vietnam retailing.

The Potential for being the most attractive retailing market in Asia-Pacific

Vietnam has integrated into regional and world economies. Integration has provided opportunities for Vietnamese retailers to have access to modern business models of major firms around the world. Social consumers also enjoy the professional service and the commodity supplies entering Vietnamese market, the choice of suppliers for themselves and the family belongs to the "god”. Along with opportunities, there are also threats to Vietnam retailing. The biggest one is competition in many aspects, in which Vietnamese enterprises are unequal to foreign retailers.

Regarding retailing capacity, Vietnam is one of the most attractive markets in the Asia-Pacific region because the average income per capita in 2016 is 2,100. USD, forecast to reach $ 3,400 in 2020. With the populations of more than 90 millions, in which most are young people, and the final consumption expenditure of the society is 70% of GDP averagely, which is quite high compared to other countries. Retailing growth reaching 8.5% per year in 2014-2016. The modern retailing channel is only 25% of market share, rural market has not been explored, all of those make Vietnam becomes attractive to domestic and foreign investors.

Many enterprises such as Metro, Big C, Lotte Mart, Aeon, Auchan, Dairyfarm, Emart, Seven Eleven and Family Mart already have and will continue to invest in expanding their distribution chains in the Vietnam market. They enter Vietnam through different routes: direct investment, joint venture, M & A, etc. They also invest in the fields of production, finance, banking, etc.

Supports from the Vietnam government for the domestic retailers are available, but the effectiveness is low, and the most important is Vietnam enterprises’ growth is weak and lack of strategies for the long run.

The Need for strong Domestic Retailing Firms to lead the domestic market

Generally, foreign investors have years of experience with big brands, and great financial strength; they are willing to suffer losses for several years to continue to invest in expanding distribution chains with a faster speed. Basically, they are willing to ensure a high quality, hygienic and safe food supply, lower and more competitive prices, etc.
The only weakness is they do not fully understand the domestic customers behaviors. However, there is just a bit of difficulty in testing the ENT economic needs until they open the next retail store.

In contrast, domestic businesses have advantages in understanding the consumers, a slight advantage in the network and customers from the past period, but most companies are small and medium ones, with less trained human resources. Especially in the high-level staffs with professional services and close bonds among enterprises, lack of uniqueness in business, slow in innovation. Sometimes they even harm their own selves at the home ground. Finally is level pressure, price pressure, the increasing and the discount, misappropriating capitals of some modern retailers against the Vietnamese producers and suppliers to supermarkets.

Compared with foreign investors, this is an unfair competition for Vietnam retailers. In the 90s, foreigner market share held just about 5% -10%. At the end of 2016, according to many experts, they held about 50% of the modern market. On the market, they have 100 store in 700 store in the country, just one seventh of the selling points but each store has 7 to 10 times more revenue than the Vietnamese one.

According to Ministry of Industry and Trade, FDI enterprises held 70% share of the convenience stores market, 15% mini market share and 50% share of online sales. Thus, retailing competition is not only in supermarkets and shopping centers but also in other selling forms. There have been several mergers and acquisitions in the past 2-3 years, such as those of Thai, Japanese investors for Metro, Big C, Nguyen Kim, Citimart, Fivimart and Lan Chi. Competitive advantages in many aspects, including the distribution network, most favorable points belong to foreign investors. In Vietnam, there are some investors stand still and keep on developing, such as SaigonCoop and Vingroup, but it is not enough. Vietnam does not have enough strong distribution groups to lead the domestic market.

The need for building a development stragtegy for Vietnam Retail

In the future, what must we do to be able to compete, step by step, with foreign investors in the domestic market? First, Government needs to be aware of the role and importance of the domestic distribution system, if losing it then we will lose the national production. From the right awareness to action, it is necessary to invest rationally and effectively, building infrastructure for trade, reducing production and business fees, creating a transparent and healthy environment for retail firms. Helping them access capital, land, training human resources to develop distribution system in both  urban  and rural  areas.

 Besides, it is necessary to develop strategy for Vietnam retail, creating some strong retail groups that can lead the market to compete with foreign investors. Competing in retail is not only with modern facilities, adversity of goods yet also in every sincere gratitude, thoughtful customer care, responsibility, building business culture, creating links between production and distribution in a sustainable way, building strong brands from Vietnam’s retailers. It is the most competitive and effective way for Vietnam Retail today and ever after.

Phu Vu Binh, Economic Expert

Le Trung Hieu (Translator)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất

DNTH: Theo Đặc phái viên TTXVN, ngày 9/5 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev.

60 năm trước, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc

DNTH: Ngày 10/5/1965, trong lúc đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh miền Bắc, giữa muôn trùng lo toan vì nước, vì dân, cảm thấy mình “không được khỏe như mấy năm trước”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bút viết những dòng đầu tiên của...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy...

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương...

Quảng Ninh: Triển khai Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025

DNTH: Đoàn liên ngành của tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành làm việc, nắm tình hình triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025 tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,...

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về chuẩn bị đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

DNTH: Chiều 6/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Hoa Kỳ.

1.300 đại biểu quốc tế dự khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

DNTH: Sáng 6/5, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ) 2025 khai mạc với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững” tại TP HCM. Đại lễ Vesak LHQ năm 2025 diễn ra...

XEM THÊM TIN