Cây cà phê sai trĩu quả - hứa hẹn mùa vụ bội thu

15:36 | 04/09/2022

DNTH: Những ngày đầu tháng 9, khi đi qua các tỉnh thuộc vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió như: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng…, chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh vô cùng thích mắt, đó là những nương rẫy cà phê bạt ngàn chạy dài tít tắp. Cây nào cây nấy cành sai trĩu quả.

Cà phê sai trái,  hi vọng của bà con nông dân là giá bán cà phê được ổn định để mùa vụ mang tới niềm vui trọn vẹn...
Cà phê sai trái, hi vọng của bà con nông dân là giá bán cà phê được ổn định để mùa vụ mang tới niềm vui trọn vẹn...

Theo lời kể của bà con các dân tộc nơi đây, nhờ thời tiết năm nay thuận lợi, cây cho trái sai, và hứa hẹn một mùa vụ bội thu, nên bà con trồng cà phê ai nấy đều khấp khởi mừng vui với tiếng nói tiếng cười rộn rã khắp buôn làng.

Những nương rẫy cà phê vô cùng thích mắt với cây nào cây nấy đều sai trĩu trịt trái
Những nương rẫy cà phê vô cùng thích mắt với cây nào cây nấy đều sai trĩu trịt trái.

Được biết, khi bước vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 dương lịch hàng năm là thời điểm thu hái khi trái cà phê bắt đầu chín rộ. Bà con nông dân ai cũng chỉ mong ước là giá cà phê năm nay giữ ổn định, không bị rớt giá, để niềm vui được trọn vẹn…

Thời tiết năm nay thuận lợi khiến cho cây cà phê rất sai trái và hứa hẹn mang tới một mùa vụ bội thu...
Thời tiết năm nay thuận lợi khiến cho cây cà phê rất sai trái và hứa hẹn mang tới một mùa vụ bội thu...

 

*Tìm hiểu về nguồn gốc cây cà phê

 

Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888. Giống cà phê arabica (tức cà phê chè) được trồng ở ven sông. Sau việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum và Di Linh. Năm 1937 - 1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 ha cà phê, cung ứng 1.500 tấn. Hiện tại, Việt Nam có ba loại cà phê chính, đó là cà phê chè (arabica) - (9%), cà phê vối (robusta) - (90%) được trồng khá phổ biến trong khi đó cà phê mít (lyberica) - (1%) được trồng rất ít.

 

Khu phân bố của cây cà phê là khu phân bố nhận tạo chịu tác động rất nhiều từ con người. Vì vậy, cây cà phê ở Việt Nam chủ yếu là loài cây trồng, rất ít gặp trong rừng tự nhiên.

 

Cà phê được trồng nhiều ở đâu?

 

Nói đến “đại bản doanh” của cây cà phê thì đầu tiên chúng ta phải kể đến đó là Tây Nguyên vùng đất nổi tiếng về cà phê với các địa danh như: Đắk Lắk, Lâm Đồng. Trong đó vựa cà phê Buôn Ma Thuột ở Đắk Lắk là một trong những vựa cà phê lớn nhất thế giới.

 

Tây Nguyên được trời ban cho đất đỏ bazan trù phú, là loại đất tốt, rất tơi xốp, có khả năng giữ nước tốt, và đặc biệt loại đất này rất dễ hấp thu dinh dưỡng. Mặt khác Tây Nguyên lại là khu vực đồi núi cao (500 - 600 mét so với mực nước biển). Nơi đây có mưa nhiều, khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thích hợp với điều kiện sống của cây cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta.

 

Bạn có biết “thủ phủ cà phê” ở đâu không?

 

Buôn Ma Thuột là một trong những vùng đất đầu tiên được người Pháp chọn để trồng và nhân giống cây cà phê. Trước khi lựa chọn Buôn Ma Thuột, người Pháp đã khảo sát rất kỹ vùng đất này, và thấy rằng đây là “thiên đường” để trồng cà phê. Từ thổ nhưỡng cho tới khí hậu, tầng phù sa cổ, và đặc biệt là địa hình đồi núi cao,… đều rất thích hợp với cây cà phê. Buôn Ma Thuột được chọn làm trung tâm và thực hiện chuyên canh giống cà phê Robusta trong bán kính 10 km. Từ đó xây dựng nên những địa danh nổi tiếng về cà phê như Ea Kao, Cư Ebut, Tân Lập,… để tăng độ mạnh của cà phê người ta thường tăng tỉ lệ giống Robusta khi sản xuất. Và Robusta ở vùng này luôn là lựa chọn được ưu tiên bởi nó rất thích hợp.

 

Bên cạnh những điều kiện về khí hậu, địa hình,… thì Buôn Ma Thuột còn là địa danh có tầm quan trọng trong an ninh quốc phòng. Hiện nay sản lượng cà phê của Buôn Ma Thuột đang đứng đầu cả nước.

Phân loại

 

Có 2 loại cà phê phổ biến hiện nay là Arabica và Robusta. Trong dòng Arabica có các loại phổ biến là Catimor, Moka, Typica, Bourbon.

 

Cà phê chia ra nhiều loại tùy theo cách rang. Rang cà phê là để cho bớt độ ẩm trong hạt, dầu thơm tỏa ra. Chừng một thế kỷ trước, cà phê phải rang tại nhà bằng lò than. Hiện nay người ta rang bằng gas hay bằng điện nhưng có nơi vẫn rang bằng than, cho rằng rang bằng than ngon hơn.

 

Trong kỹ nghệ, cà phê được rang với số lượng lớn dùng nhiệt độ cao trong một thời gian nhanh (khoảng 204 đến 260 °C trong vòng 5 phút) rồi làm nguội bằng quạt hơi hay rảy nước cho khỏi cháy khét. Gần đây nhất, cà phê được kiểm soát bằng máy tính qua mọi tiến trình. Cà phê nay được bán trong các tiệm bách hóa thường rang và xay ngay tại chỗ cho thêm phần quyến rũ và bảo đảm với khách hàng là sản phẩm còn tươi nguyên mới ra lò.

 

Có thể rang sơ sài còn được gọi dưới cái tên Cinnamon roast (thời gian khoảng 7 phút), rang vừa (medium roast) còn gọi là full city hay brown (thời gian từ 9 đến 11 phút) hay rang kỹ (full roast) tức là rang kiểu Pháp thời gian từ 12 đến 13 phút. Những cách rang kỹ nhất đến cháy xém khiến cho hạt cà phê bóng nhẫy là kiểu rang của người Ý Ðại Lợi (espresso) thì phải từ 14 phút trở lên cho đến khi bắt đầu cháy thành than.

 

Cà phê cũng phân biệt theo cách xay, xay mịn hay to hạt tùy theo cách pha. Trong khoảng một trăm năm trở lại đây, cà phê được chế biến thành bột và có phần ưa chuộng, chỉ cần bỏ vào nước sôi là uống được. Cà phê bột được điều chế theo hai cách: làm khô bằng cách đông lạnh (freeze drying) hay làm khô bằng cách phun (spray drying). Cả hai đều phải được lọc trước để rút hết tinh chất rồi phun ra thành những hạt li ti để làm khô. Nhiều kỹ thuật mới đã được thí nghiệm để cà phê bột không bị biến dạng và mất mùi. Tuy nhiên những người khó tính vẫn cho rằng cà phê bột không thể nào bằng cà phê pha được.

 

Thưởng thức

Ban đầu cà phê rất đắt, vì thế chỉ có tầng lớp quý tộc hoặc những người giàu có mới được thưởng thức thứ đồ uống thơm ngon này.

 

Ví dụ: Honoré de Balzac thường uống loại cà phê rất đặc để có thể thức làm việc. Ông thường làm việc tới 12 tiếng một ngày. Ludwig van Beethoven có thói quen lựa chọn đủ 60 hạt cà phê để pha một tách Mokka. Johann Wolfgang von Goethe thì có ý tưởng chưng cất cà phê. Về sau nhà hoá học Friedlieb Ferdinand Runge đã chuyển hoá ý tưởng này thành hiện thực, nhờ vậy mà ông tìm ra ca-phê-in.

 

Vào những thời kỳ khủng hoảng, người nghèo không có đủ tiền mua cà phê, họ phải uống các loại đồ uống giả cà phê để thay thế. Còn ngày nay, ở một số nước, việc uống cà phê  được coi như một thức uống phổ thông (cà phê thường có hàm lượng cafein thấp) và ăn kèm bánh trái hoặc hoa quả.

 

Ở Việt Nam cà phê là một thức uống được đông đảo người dân ưa chuộng, đặc biệt vào buổi sáng nhất là dân văn phòng cần sự tỉnh táo cho một ngày mới làm việc... (nhưng hàm lượng cafein rất cao chỉ thích hợp với những người quen dùng hoặc nghiện cà phê). Các quán giải khát (trừ các "bar") thường gọi là "quán cà phê", mặc dù cũng phục vụ những thức uống khác.

 

* Theo BBT!

 

   

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bơ Tây Nguyên được giá vì... mất mùa

DNTH: Mùa bơ năm nay tại Tây Nguyên đang chứng kiến nghịch lý “được giá nhưng mất mùa”. Trong khi giá bơ tăng cao hơn so với các năm trước thì sản lượng lại giảm do thời tiết và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nông dân.

Dừa khô tại Tiền Giang tăng kỷ lục

DNTH: Trái dừa khô hiện được thương lai đến tận vườn mua với giá cao kỷ lục giúp người trồng phấn khởi, yên tâm đầu tư phân bón để chăm sóc vườn dừa.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

XEM THÊM TIN