CEO Asanzo: Tôi vẫn quyết tâm làm sản phẩm hoàn toàn Việt Nam!

14:11 | 15/08/2019

DNTH: “Khát khao hướng đến là tạo ra những sản phẩm hoàn toàn của Việt Nam, không chung đụng với đất nước nào khác. Sau những giông bão vừa qua, tôi vẫn quyết tâm hướng đến những khát khao đó. Tôi muốn khẳng định một người đi buôn sản xuất được thiết bị điện tử!” - ông Phạm Văn Tam - CEO Asanzo - chia sẻ về tham vọng phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Ông Phạm Văn Tam - CEO Asanzo - đã trả lời trực tiếp nhiều câu hỏi tại buổi sinh hoạt chuyên đề (Nguồn: VT)

Ông Phạm Văn Tam - CEO Asanzo - đã trả lời trực tiếp nhiều câu hỏi tại buổi sinh hoạt chuyên đề (Nguồn: VT)

Từ người đi buôn đến tham vọng sản xuất hàng điện tử

Mở đầu buổi sinh hoạt chuyên đề “Hàng Việt Nam nhìn từ Asanzo” cho CLB Cafe Số tổ chức, ông Phạm Văn Tam - CEO Asanzo - đã có những chia sẻ về quá trình khởi nghiệp, bắt đầu sản xuất sản phẩm TV, cũng như những “sóng gió” mà công ty đã trải qua. Ông cho biết luôn thượng tôn pháp luật, nếu làm sai sẽ chịu trách nhiệm.

“Có người nói tôi chỉ là con buôn nhưng tôi không phiền lòng về điều đó. Nhờ quá trình đi buôn, tôi đúc rút được kinh nghiệm để làm ra những sản phẩm như hiện nay” - ông Tam chia sẻ.

Theo vị CEO này, những chuyến đi buôn điện tử đến miền Tây, vùng cao ở Tây Nguyên và vùng miền núi phía Bắc đã giúp ông nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, nhu cầu của thị trường.

Sản phẩm TV đầu tiên của Asanzo dùng bình ắc quy với mục đích phục vụ cho những khách hàng bị bỏ quên này. Nhờ thấu hiểu được điều kiện lưới điện tại các vùng sâu, vùng xa, Asanzo đã tạo ra những sản phẩm phù hợp.

“Tôi hiểu những người trên sông nước cần gì. Điện lưới ở vùng cao nguyên chỉ đạt 90 - 120V, trong khi những chiếc TV bình thường sử dụng điện lưới 220V (hoặc 160V) nên không thể dùng được. Trong bối cảnh đó, chúng tôi tự phải thiết kế lại bo mạch, làm bo mạch nhỏ lại gọn lại để phù hợp với điện áp 12V của bình ắc quy. Người dân có thể xem TV thoải mái, xem tất cả các kênh truyền hình của Việt Nam. Thậm chí, chúng tôi vẫn bảo hành 3 năm cho người dùng” - ông Tam cho biết.

Bên cạnh đó, Asanzo cũng thiết kế những sản phẩm TV phù hợp với vùng miền. Lấy ví dụ về màu sắc sản phẩm, Asano cho biết những TV ở miền Tây có màu vàng và màu đỏ ở Tây Nguyên phù hợp với chất đất phù sa, đất đỏ. Trong khi thị trường miền Bắc sản phẩm TV có màu đen, phù hợp với thị hiếu của người dân ở đây.

Trong 1 tháng đầu tiên, Asanzo đã rất hài lòng với việc phục vụ những khách hàng trong thị trường ngách mà mình hướng đến. TV của Asanzo là sản phẩm trong phân khúc giá rẻ nhưng không vì thế là sản phẩm có chất lượng thấp.

“Lúc khởi đầu, chúng tôi bán hàng bằng những chân tình. Các chủ cửa hàng, khách hàng họ tin tôi. Đó là hướng đi ngược với cách của các hãng khác đã làm. Tôi quan trọng là người ta thương tôi, người ta thấy được những gì tôi đã làm và mua sản phẩm” - ông Tam chia sẻ về hoạt động bán hàng của Asanzo thời điểm ban đầu.

Chỉ trong vòng 5 năm, Asanzo đã có tới 15.000 điểm bán hàng. “Đây là điều đáng mơ ước của nhiều hãng khác” - ông Tam bình luận.  

Về hoạt động sản xuất kinh doanh của Asanzo, ông Tam cho biết hiện tập đoàn đang có 2.000 nhân viên, trong đó có 600 nhân công lắp ráp nhưng “nhưng không phải chỉ để bóc tem”. Asanzo đang xây dựng một nhà máy tại Quận 9 với tham vọng phát triển hơn nữa.

“Khát khao hướng đến là tạo ra những sản phẩm hoàn toàn của Việt Nam, không chung đụng với đất nước nào khác. Sau những giông bão vừa qua, tôi vẫn quyết tâm hướng đến những khát khao đó. Tôi muốn khẳng định một người đi buôn sản xuất được thiết bị điện tử!” - CEO Phạm Văn Tam khẳng định.

CEO Asanzo: Tôi vẫn quyết tâm làm sản phẩm hoàn toàn Việt Nam! - ảnh 1

Ông Phạm Văn Tam - CEO Asanzo - tại buổi sinh hoạt chuyên đề do CLB Cafe Số tổ chức ngày 15/8/2019 (Ảnh: VT)

Không bỏ tiền để mua danh hiệu

Buổi sinh hoạt cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh những nghi vấn Asanzo dán nhãn “Made in Vietnam” cho các mặt hàng điện tử nhập khẩu từ Trung Quốc, làm dậy sóng dư luận trong thời gian gần đây.

Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập, Asanzo còn thiếu kinh nghiệm trong dán nhãn hàng hóa nên dẫn đến tình trạng bị động, là cái cớ để người khác nhìn vào, đánh giá và bình luận. Do đó, Asanzo dễ trở thành nạn nhân của truyền thông.

Căn cứ theo thông lệ quốc tế, nếu dán nhãn “Made in” thì giá trị chi phí bằng tiền trực tiếp (bao gồm: lao động, linh kiện đầu vào, chi phí bán hàng) khoảng trên 50%, không đi vào yếu tố kỹ thuật. Nếu ghi sản phẩm của nước nào đó, thì phải ghi là 98% từ một nước nào đó. Còn các mặt hàng khác, tùy vào yếu tố kỹ thuật có thể ghi là Thiết kế ở đâu, lắp ráp ở đâu... Đối với các nhãn hiệu nổi tiếng, vấn đề sản xuất ở đâu không còn quan trọng nữa. Người tiêu dùng họ mua là mua giá trị của thương hiệu.

“Đối với khía cạnh quản lý nhà nước, cái họ quan tâm đến xuất xứ, vì còn liên quan đến hưởng các ưu đãi về chính sách, các FTAs. Hải quan các nước tính chi li hơn nhiều, dùng những biện pháp kỹ thuật để áp vào” - LS. Nguyễn Tiến Lậpchia sẻ thêm.  

Một chuyên gia khác cho biết, không nên đánh đồng việc dán nhãn xuất xứ với lòng tự tôn dân tộc. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng trên toàn thế giới.

“Điều quan trọng là cộng đoạn sản xuất cuối cùng tại Việt Nam và giá trị thương hiệu được khẳng định qua chất lược của sản phẩm” - vị này đánh giá.

Cũng tại buổi sinh hoạt, đại diện, bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao - chia sẻ thêm về quyết định tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao" đối với Asanzo cho đến khi có thông báo khác. Theo bà Hạnh, mục đích ban hành quyết định này nhằm chờ đợi kết quả điều tra của cơ quan chức năng đối với Asanzo.

CEO Asanzo: Tôi vẫn quyết tâm làm sản phẩm hoàn toàn Việt Nam! - ảnh 2

Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (Ảnh: VT)

“Chúng tôi vẫn còn danh sách, lưu địa chỉ của từng người tiêu dùng bình chọn cho Asanzo. Chúng tôi đã làm rất thận trọng nên việc quy kết chúng tôi tiếp tay cho Asanzo lừa đảo người tiêu dùng như một số cáo buộc là hoàn toàn sai” - bà Hạnh cho biết.

Về phía Asanzo, ông Phạm Văn Tam bày tỏ sự trân trọng đối với nhãn hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao. “Chưa bao giờ tôi trả tiền để mua danh hiệu này” - ông Tam khẳng định./.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuyển đổi từ trồng lúa bấp bênh sang dừa chuyên canh cho năng suất cao

DNTH: Dừa là cây trồng có giá trị kinh tế cao, chịu được hạn mặn, thích hợp thổ nhưỡng nên được tỉnh Tiền Giang khuyến khích phát triển.

Sản xuất chè liên kết, nông dân hết lo âu

DNTH: Những đồi keo èo uột được xã Sơn Hồng vận động phá bỏ chuyển sang trồng chè liên kết. Kết quả, sau 2 năm chăm bón, nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng/ha.

Tập đoàn Mường Thanh Khai trương khách sạn thứ 62 tại Điện Biên

DNTH: Ngày 7/5/2025, thành phố Điện Biên Phủ chào đón một công trình nghỉ dưỡng mới – Khách sạn Mường Thanh Luxury Điện Biên. Không chỉ là khách sạn thứ 62 trong hệ thống danh tiếng của Tập đoàn Mường Thanh, mà còn là biểu tượng...

LocknLock phát huy trách nhiệm xã hội qua chương trình thiện nguyện tại Vĩnh Phúc

DNTH: Trong khuôn khổ cuộc thi “Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam Toàn cầu 2025” diễn ra tại tỉnh Vĩnh Phúc, thương hiệu LocknLock - nhà tài trợ kim cương của chương trình đã tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện “Trao sinh kế”, mang đến...

Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.

Carvivu và Motorcycles TV ký kết hợp tác chiến lược – Đồng hành vì Tăng Trưởng Xanh, hướng đến Net Zero 2050

DNTH: Ngày 24/04/2025, Công ty CP Carvivu (Carvivu) và Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Motorcycles TV (MTV) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU), mở ra liên minh chiến lược toàn diện vì một hệ sinh thái xe điện bền vững.

XEM THÊM TIN