Cha mẹ cần làm gì khi trẻ ho nhiều có biểu hiện khó thở?

17:55 | 24/04/2022

DNTH: Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị ho sốt, viên thanh quản, khó ăn, dễ nôn trớ, ho về ban đêm khiến trẻ mất ngủ. Trong nhiều trường hợp, ho là biểu hiện của việc cơ thể bé bị nhiễm bệnh, chính vì thế mà bố mẹ rất lo lắng. Để có thể biết thể trạng của con, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thăm khám và chuẩn đoán kịp thời.

Thời tiết giao mùa, nhiệt độ trong ngày giao động mạnh, khí hậu hanh khô khiến cho trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp vì sức đề kháng còn kém. Một trong những biểu hiện thường thấy nhất ở hầu hết các trẻ là ho. Ho là một phản ứng có lợi của cơ thể, nhằm đẩy các chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, ho nhiều làm trẻ mệt, khó ăn, dễ nôn trớ, ho ban đêm còn khiến trẻ mất ngủ. Trong nhiều trường hợp, ho là biểu hiện của việc cơ thể bé bị nhiễm bệnh.

Thời gian gần đây, tình trạng trẻ bị ho, sốt và nhiễm khuẩn đường hô hấp tăng nhanh, các bệnh viện thường ở tình trạng quá tải, không còn giường trống. Theo chuyên gia, có các nhóm nguyên nhân khiến bé bị ho sau:

Do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm mũi họng do virus, viêm họng do vi khuẩn, viêm mũi xoang cấp ở trẻ, viêm thanh nhiệt cấp, viêm thanh quản – viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phổi.

Đặc điểm của nhóm nguyên nhân này là bé bị nhiễm khuẩn, có thể sốt, ho sẽ giảm và chấm dứt sau khi điều trị dứt điểm các nguyên nhân chính gây bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho con mà phải được thăm khám và kê đơn từ bác sĩ..

Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến bé bị ho có thể là do bé bị nhiễm lạnh, dị ứng thời tiết, hen suyễn, những kích thích bên ngoài như khói thuốc lá, khói than, không khí ô nhiễm cũng có thể khiến bé ho.

5551cdf0bcbe7de024af
 Trẻ được bố mẹ đưa đi thăm khám tại Bệnh viện nhi Trung ương. Ảnh Hoàng Lan.

Các lưu ý khi chăm sóc trẻ trong thời tiết giao mùa

- Giữ ấm cho trẻ: thời tiết chuyển mùa cha mẹ cần chọn lựa trang phục thích hợp để giữ ấm cho cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng cổ và ngực. Không cho trẻ uống nước đá, ăn kem vì đó là những thứ dễ gây ho do viêm họng. Không được tắm muộn cho bé, thời gian tắm tốt nhất khoảng 5 - 6 giờ chiều, nếu tắm muộn hơn thì lại dễ bị viêm đường hô hấp, vì khi vào đêm muộn, cơ thể thay đổi trạng thái hoạt động sang trạng thái nghỉ ngơi, nhiệt lượng tạo ra vào đêm muộn xuống rất thấp, tốc độ chuyển hóa cũng xuống rất thấp.

- Vệ sinh mũi họng cho trẻ: khi trẻ bị ho nhiều, sổ mũi hoặc đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý, tránh lấy nhiễm chéo để rửa mũi họng cho trẻ. Với những trẻ mới bắt đầu ho, sổ mũi hoặc đau họng thì biện pháp này rất hiệu quả.

- Tránh tiếp xúc với khói thuốc: khi trẻ bị ho, cha mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì đây là yếu tố khiến bệnh của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Bởi các phân tử li ti trong khói thuốc sẽ bám vào vòm họng thông qua đường hô hấp sẽ gây viêm họng, ho và những bệnh nguy hiểm khác.

- Tăng cường miễn dịch cho bé: cha mẹ có thể bổ sung vitamin C cho bé để tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể trẻ. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh…

- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ: cha mẹ không được tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ mà không có hướng dẫn của bác sỹ bởi nguyên nhân gây ho có thể không phải do vi khuẩn. Dùng kháng sinh chỉ khiến cho bé bị suy giảm miễn dịch và nhiều tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh đó, không được dùng thuốc ho người lớn và giảm liều cho trẻ.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám: nếu trẻ bị ho nhiều dù đã áp dụng nhiều biện pháp chữa ho khác nhau thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

* Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các Bộ, ngành về việc khám chữa bệnh hậu Covid - 19.

Theo Bộ Y tế, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid - 19 hiện nay, số lượng người mắc Covid - 19 đã gia tăng ở khắp các tỉnh, thành phố, trong đó một số người dân xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc khả năng lao động và có nhu cầu đi kiểm tra sức khỏe.

Để thực hiện hiệu quả công tác khám, chữa bệnh cho người dân sau khi mắc Covid - 19 (hậu Covid - 19) trong giai đoạn hiện nay, Bộ Y tế chỉ đạo, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Y tế các Bộ, ngành nghiêm túc tổ chức triển khai, thực hiện một số nội dung, cụ thể:

Các cơ sở khám, chữa bệnh cho người bệnh (người lớn và trẻ em) khi mắc và hậu Covid - 19theo đúng các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế đã ban hành, như: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid - 19, trong đó có hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bệnh Covid - 19 sau ra viện, chăm sóc sức khỏe tâm thần; Hướng dẫn Phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-CoV-2 (Covid - 19)... 

Khám, chữa bệnh cho người có dấu hiệu, triệu chứng hậu Covid - 19 nói riêng và khám bệnh, chữa bệnh nói chung theo phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, theo các lĩnh vực chuyên khoa khi người dân có các dấu hiệu, triệu chứng thuộc các chuyên khoa, tránh tình trạng lạm dụng chỉ định hoặc chỉ định không phù hợp, không cần thiết.

Thực hiện công tác truyền thông, quảng cáo công tác khám bệnh, chữa bệnh, khám hậu Covid - 19 phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 của Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

Bộ Y tế cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động khám, chữa bệnh tại các khoa, phòng chuyên môn.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động

DNTH: Ngày 1/7, lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai cho biết, vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân quốc tịch Campuchia bị tai nạn lao động.

Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách

DNTH: Ngày 11/6, Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai (tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) cho biết, vừa cứu chữa kịp thời một bệnh nhân nữ 50 tuổi bị tổn thương thực quản do nuốt phải viên thuốc còn nguyên vỏ nang.

Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe

DNTH: Mận có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nhiều người thắc mắc ăn bao nhiêu loại quả này mỗi ngày mới là tốt nhất.

Bệnh viện ĐHYD-HAGL phát hiện trường hợp hiếm gặp, răng mọc ở hốc mũi

DNTH: Ngày 31/5, lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai (ĐHYD-HAGL) cho biết, vừa phát hiện và xử trí thành công một trường hợp hiếm gặp: răng mọc… trong hốc mũi.

Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên

DNTH: Từ ngày thành lập đến nay, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác chăm sóc và điều trị các bệnh lý về mắt. Không chỉ là nơi gửi gắm niềm tin của người dân, bệnh viện...

Dinh dưỡng học đường cho trẻ mầm non: Nền tảng cho sự phát triển toàn diện

DNTH: Dinh dưỡng học đường ở bậc mầm non không chỉ đơn thuần là chuyện ăn uống, mà là cả một hệ thống chăm sóc trẻ từ gốc. Khi được quan tâm đúng mức, mỗi bữa ăn sẽ là một “bài học” đầu đời, giúp trẻ lớn khôn trong...

XEM THÊM TIN