Chấm dứt hoạt động dự án FLC Legacy Kon Tum

20:41 | 04/12/2024

DNTH: Sau 5 năm triển khai, dự án khu đô thị FLC Legacy Kon Tum với tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng sẽ chấm dứt hoạt động, tiến hành các thủ tục thanh lý dự án và nghĩa vụ của nhà đầu tư.

 

Chấm dứt hoạt động dự án FLC Legacy Kon Tum 1
Tỉnh Kon Tum chấm dứt hoạt động dự án khu đô thị FLC Legacy Kon Tum

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum vừa có Thông báo số 85/TB-SKHĐT về việc chấm dứt hoạt động dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí và nhà phố (khu đô thị FLC Legacy Kon Tum) của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã: FLC).

Thông báo này được đưa ra sau khi xem xét đề xuất của Tập đoàn FLC quyết định chấm dứt hoạt động của dự án khu đô thị FLC Legacy Kon Tum căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum yêu cầu Tập đoàn FLC có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục thanh lý dự án đầu tư và thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thu hồi Công văn số 1952/UBND-HTKT ngày 31/7/2019 và Công văn số 4165/UBND-HTKT ngày 5/11/2020 của UBND tỉnh Kon Tum.

Được biết, khu đô thị FLC Legacy Kon Tum có quy mô diện tích 18 ha, tọa lạc tại phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum. Tập đoàn FLC từng công bố tổng mức đầu tư cho dự án này là khoảng 2.000 tỷ đồng, sau đó đã tiến hành khởi công dự án vào giữa tháng 8/2019 và dự kiến hoàn thành vào năm 2020.

Với vị trí địa lý đặc biệt và kết nối giao thông huyết mạch giữa Kon Tum với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ, dự án này được định hướng trở thành đô thị hiện đại bậc nhất, với đầy đủ tiện ích đa dạng phục vụ nhu cầu lưu trú, giải trí, mua sắm…

Tuy nhiên, đến năm 2022, Thanh tra Chính phủ có kết luận chỉ ra nhiều sai phạm, tồn tại của dự án FLC Legacy trong quá trình bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức đấu giá là sai, vi phạm Nghị định 151/2017/NĐ-CP và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Tại thời điểm thanh tra, Tập đoàn FLC không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, mới nộp 204 tỷ đồng tiền đấu giá đất và tiền phạt chậm nộp gần 21 tỷ đồng (tính đến ngày 16/9/2020). Như vậy, là vi phạm quy chế đấu giá tài sản và hợp đồng mua bán tài sản nhưng UBND tỉnh đã thiếu kiên quyết, quyết liệt trong việc xử lý hủy kết quả đấu giá.

Trong khi dự án chưa đầu tư hoàn thành, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh tham mưu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã tự ý tách thửa diện tích đất gần 7,2 ha thành 474 thửa (gồm 472 lô liền kề, biệt thự và 2 lô thương mại) và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với thời hạn lâu dài là không đúng quy định Luật Đất đai 2013 và Nghị định 42/2014/NĐ-CP. Thanh tra Chính phủ kiến nghị cần phải thu hồi, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

Tại ĐHCĐ bất thường ngày 12/11 vừa qua, lãnh đạo Tập đoàn FLC đã có báo cáo với cổ đông về tình hình triển khai các dự án đầu tư bất động sản ở nhiều địa phương đang gặp khó khăn, chậm tiến độ, phải chấm dứt hoạt động đầu tư của 14 dự án. Đây là hệ lụy tiêu cực từ đại dịch covid-19, cũng như sự kiện lao lý của các nguyên lãnh đạo tập đoàn FLC đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động đầu tư, nguồn tài chính cho hàng loạt dự án.

Trong nhiều giai đoạn, FLC rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Hầu hết các dự án của tập đoàn đang ở trong tình trạng hết hạn tiến độ đầu tư, nợ nghĩa vụ tài chính, nợ khách hàng, nợ thủ tục pháp lý để đủ điều kiện thi công xây dựng, hoàn thiện công trình.

Đặc biệt, việc FLC chưa phát hành báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2021, 2022 và 2023 dẫn đến tình trạng thiếu hồ sơ cần thiết để xin gia hạn tiến độ, khiến nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến dự án vẫn chưa thể tiếp tục triển khai theo đúng quy định. Do đó, nhiều dự án không thể hoàn tất các thủ tục pháp lý, chưa đáp ứng đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh và khai thác vận hành.

Hiện nay, Tập đoàn FLC đang là chủ đầu tư hoặc liên danh làm chủ đầu tư của 54 dự án bất động sản. Trong đó, có 12 dự án gặp khó khăn chính do hết hạn tiến độ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động pháp lý. Ngoài ra, do các thủ tục pháp lý chưa được triển khai đầy đủ, 8 dự án đối mặt với nguy cơ bị thu hồi.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

The Continental tạo nhiệt cho thị trường Đông Bắc Hà Nội

DNTH: Cuối năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ nguồn cung căn hộ từ khu vực Đông, Tây sang Đông Bắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của những chủ đầu tư uy tín như MIK Group với nguồn...

BĐS Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi gần như hoàn toàn

DNTH: Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch COVID-19, du lịch Phú Quốc được kỳ vọng sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn bứt phá ngoạn mục. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy, đảo ngọc đang dần quay trở...

Hàng nghìn tỉ đồng đổ vào hạ tầng, khu Đông TP HCM trở thành bức tranh “sáng” của thị trường BĐS

DNTH: Giữ vai trò chiến lược trong bức tranh quy hoạch Tp.HCM, Tp.Thủ Đức (thuộc khu Đông Tp.HCM) định hướng phát triển thành đô thị sáng tạo và tương tác cao. Nơi đây sẽ là cửa ngõ kết nối Tp.HCM...

Sapa - thị trường Bất động sản đang nóng lên từng ngày

DNTH: Sapa là địa phương duy nhất của các tỉnh vùng núi phía Bắc có thể tạo dòng khách du lịch 4 mùa. Song song với lợi thế đó, Sapa đang chuyển mình mạnh mẽ ở các loại hình bất động sản. Đây được xem là lợi thế tiếp theo của...

Tập đoàn Bcons ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp tại Bình Dương

DNTH: Ngày 26/11, tại tỉnh Bình Dương, Tập đoàn Bcons phối hợp cùng Tập đoàn Tân Đông Hiệp chính thức ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở thực của người dân, dự án hướng đến đối...

Giới đầu tư địa ốc đổ về Vinhomes Ocean Park 3 săn “hàng hiếm”

DNTH: Bất động sản “hàng hiếm” như biệt thự tứ lập Ánh Dương (Vinhomes Ocean Park 3, Ocean City) đang được giới đầu tư săn đón nhờ sở hữu nhiều lợi thế đảm bảo tiềm năng sinh lời hấp dẫn.

XEM THÊM TIN