Chân dung về một người “Chiến binh thời hậu chiến”

10:01 | 07/10/2024

DNTH: Mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả mà nó để lại thì dai dẳng, bi thương mãi đến tận ngày nay. Những người lính một thời “vào sinh ra tử” đã hoàn thành trọng trách trở về và hoà nhập với cuộc sống “thời hậu chiến”. Mỗi người một hoàn cảnh, một mục tiêu và kế hoạch riêng, trước là để tồn tại, sau là phát triển kinh tế để lo cho gia đình. Có người thì thành công, nhưng cũng không ít hoàn cảnh trớ trêu, nghiệt ngã.

Tình cờ, tôi biết đến hoàn cảnh của đồng chí Chuẩn uý Hoàng Canh, ông sinh năm 1936 ở thôn Pắc Làng, thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hoàn cảnh đất nước thời chiến, ông tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1959, cấp bậc thượng uý, vào Đảng năm 1963. Đến năm 1978, đất nước sạch bóng quân thù, người thương binh ấy ra quân và trở về làng quê nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với vợ con. Năm 1977, Ông vinh dự được Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng tặng thưởng Huân Chương Chiến Sĩ Vẻ Vang Hạng Nhất và Huy Hiệu 60 Năm Tuổi Đảng năm 2022.

Số phận quá đỗi nghiệt ngã với người đàn ông ấy, di chứng của chiến tranh khiến 3 con của ông không được nhanh nhẹn như những đứa trẻ bình thường. Đau thương lên đến đỉnh điểm khi 1 người con gái của ông không còn trên đời nữa. Cậu con trai thì ngây ngô khờ dại, đầu óc có vấn đề nên gia đình phải nhốt lại để tiện bề chăm sóc. Ông chỉ mong sao mình có thật nhiều sức khoẻ để chăm sóc cho đứa con khờ dại, có lớn mà không có khôn.

Một lần nữa số phận thật biết trêu ngươi người đàn ông ấy. Năm 2021 ông đổ bệnh và mất trí nhớ. Gánh nặng đè lên vai bà vợ ngoài 80 tuổi. Giờ đây một mình bà vừa phải chăm sóc đứa con khờ dại, vừa phải chăm sóc người chồng già yếu và mất trí nhớ. Sự chẳng đành, bà phải nhốt chồng và con vào 2 phòng và khoá lại để tiện bề chăm sóc. Có lúc thương chồng, bà mở cửa cho ông ra ngoài cho thoải mái thì ông bỏ đi biệt tích, gia đình phải đi tìm về.

Thật khó có thể diễn tả hết về những người Chiến binh thời hậu chiến, bởi mỗi người một hoàn cảnh với những trăn trở khác nhau. Chiến tranh không còn nữa, nhưng những mất mát, đau thương vẫn dai dẳng đến tận ngày nay.  Giá như có một phép màu nào đó để di chứng của chiến tranh, của chất độc màu da cam không còn trên dải đất hình chữ S này nữa. Mong sao cuộc sống của đồng chí Hoàng Canh nói riêng, của những người thương binh, bệnh binh nói chung ngày càng tốt đẹp hơn. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025

DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội

DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...

Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá

DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...

Lách luật quảng cáo tại các thùng rác công nghệ

DNTH: Đã 5 năm kể từ khi dự án dự án cung cấp, lắp đặt và duy tu thùng rác công nghệ với mục đích chứa rác phát sinh, rác tái chế của Công ty Cổ phần Công nghệ Xanh Goda khởi động, hàng loạt trụ rác trở thành nơi tập kết rác...

Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng

DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.

Hà Nội sắp xếp hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới

DNTH: Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã; 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.

XEM THÊM TIN