Chật vật vòng xoáy nợ nần, Sông Đà 11 vẫn trúng loạt gói thầu trăm tỷ

13:57 | 22/07/2024

DNTH: Mặc dù trúng nhiều gói thầu giá trị “khủng” của ngành điện lực và doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ đồng, thế nhưng nợ vay của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 (Sông Đà 11) vẫn gấp 2,1 lần vốn chủ sở hữu. Với kịch bản “một mình một ngựa” bỏ thầu là trúng, tỷ lệ tiết kiệm siêu thấp cho ngân sách nhà nước, dư luận không khỏi bất ngờ về mối quan hệ giữa Sông Đà 11 và ngành điện lực…(!?)

Trùm thầu nghìn tỷ của hệ sinh thái điện lực

Thời gian qua, liên tiếp những vụ án liên quan đến sai phạm trong công tác đấu thầu bị cơ quan chức năng xử lý, nhiều lãnh đạo cơ quan nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp vướng vòng lao lý. Điều này cho thấy những sai phạm, tồn tại trong công tác đấu thầu không phải là ít, dù đã được triển khai qua mạng Internet nhiều năm qua. Cùng với đó, những vụ án nghiêm trọng tại Tập đoàn Thuận An, Tập đoàn Tuấn Ân hay các doanh nghiệp địa phương mới đây khiến cho công tác đấu thầu được dư luận quan tâm hơn bao giờ hết.

SD001
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 trúng loạt gói thầu trăm tỷ của ngành điện dù nợ vay gấp 2,1 lần vốn chủ sở hữu.

Tìm hiểu về các gói thầu ngân sách nhà nước triển khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia cho thấy, việc trúng thầu với cùng kịch bản, nhiều doanh nghiệp liên tiếp trúng hàng loạt gói thầu cùng một đơn vị chủ đầu tư với mức tiết kiệm thầu “siêu thấp”. Trong đó có thể kể đến như Công ty Cổ phần Sông Đà 11 có địa chỉ đăng ký tại tầng 7, tòa nhà hỗn hợp Sông Đà - Hà Đông, Hà Nội. Sông Đà 11 thành lập vào năm 2004 với lĩnh vực hoạch động chính là xây dựng công trình thủy lợi. Từ 20 tỷ đồng vốn điều lệ ban đầu khi cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán, Sông Đà đã trải qua 20 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, quy mô vốn điều lệ công ty này tăng lên mức 241.687.110.000 đồng do ông Nguyễn Xuân Hồng - Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật.

Thời điểm tháng 2/2023, cơ cấu cổ đông Sông Đà 11 gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư ENERGY Việt Nam có 11.206,800 cổ phiếu (tỷ lệ 46,37%); Tổng Công ty Sông Đà - CTCP có 3.103,000 cổ phiếu (tỷ lệ 12,84%); ông Lưu Văn Hổ có 1.097,384 cổ phiếu (tỷ lệ 4,54%); ông Nguyễn Văn Sơn có 959,049 cổ phiếu (tỷ lệ 3,97%); ông Đoàn Hải Trung có 900,000 cổ phiếu (3,72%); ông Phạm Văn Tuyền có 248,000 cổ phiếu (tỷ lệ 1,03%) và một số cổ đông khác.

SD01
Gói thầu số 70 cung cấp và vận chuyển cột thép thanh cái ống từ SPP đến VT48, thuộc dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu gọi tên Sông Đà 11.

Về những gói thầu của ngành điện lực trong những năm gần đây, Sông Đà 11 đã tham gia dự thầu 175 gói thầu, trong đó trúng 56 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu đạt hơn 4.764 tỷ đồng. Sông Đà 11 là một trong những doanh nghiệp thường xuyên “một mình một ngựa” tham gia dự thầu rồi trúng các gói sử dụng ngân sách nhà nước với tỷ lệ tiết kiệm “siêu thấp” trong ngành điện lực từ Nam ra Bắc.

Đáng chú ý, Sông Đà 11 cũng là nhà thầu quen thuộc khi tham gia dự thầu và trúng nhiều gói thầu từ các Ban Quản lý dự án (Ban QLDA). Đơn cử, tại Ban QLDA các công trình điện Miền Bắc - Chi nhánh Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (trúng thầu 17 gói thầu); Ban QLDA các công trình điện Miền Trung - Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (trúng thầu 8 gói thầu); Ban QLDA các công trình điện miền Trung (trúng thầu 2 gói thầu)…

Theo thông tin công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (muasamcong.mpi.gov.vn), tính từ đầu năm 2024 đến nay, Sông Đà 11 liên danh trúng tới 22 gói thầu trong lĩnh vực xây lắp, cung cấp cột thép cho các dự án đường dây 500kV, với tổng giá trị trúng hơn 2.000 tỷ đồng.

Cụ thể, ngày 29/5/2024, ông Bùi Hải Thành - Phó TGĐ Tổng Công ty Điện lực TP.HCM ký Quyết định 2248/QĐ-EVNHCMC phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói xây lắp đường dây trên không, đoạn từ G17A đến G21 (bao gồm đoạn 02 mạch 110kV đấu nối vào TBA 110 kV Hóc Môn 20. Gói thầu này có giá 203.900.956.134 đồng. Đây là gói thầu thuộc Dự án đường dây 220 - 110kV Cầu Bông - Bình Tân. Trước đó, kết quả mở thầu ngày 17/4/2024 cho thấy có 6 nhà thầu tham gia. Ngoài Sông Đà 11, gói thầu còn có sự góp mặt của một số ứng viên nặng ký như Công ty CP Tập đoàn PC1, Liên danh của Công ty CP Lizen (Licogi 16) hay Liên danh của Công ty CP Xây lắp Điện Hà Nội.

SD02
Quyết định phê duyệt gói thầu số 11 cung cấp, vận chuyển cột thép, Dự án Trạm biến áp 220 kV Vũ Thư và đường dây đấu nối  cho nhà thầu Sông Đà 11 trúng thầu.

Hay, ngày 31/5/2024, Sông Đà 11 cùng lúc được công bố trúng 2 gói thầu tại Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, theo các quyết định do Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú ký duyệt gói thầu số 10: Cung cấp, vận chuyển cột thép đường dây 220kV thuộc dự án Trạm biến áp 220kV Hải Hậu và đường dây đấu nối. Gói thầu có giá dự toán sau khi phê duyệt KHLCNT là 54.899.512.506 đồng, giá trúng thầu của Sông Đà 11 là 54.893.381.014 đồng. Kết quả cho thấy, thông qua hoạt động đấu thầu không mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Tại gói thầu số 11: Cung cấp, vận chuyển cột thép, Dự án Trạm biến áp 220 kV Vũ Thư và đường dây đấu nối, có giá dự toán sau khi phê duyệt KHLCNT là 18.556.536.390 đồng, giá trúng thầu của Sông Đà 11 là 17.767.942.600 đồng, tiết kiệm khoảng 800 triệu đồng cho ngân sách nhà nước.

Có thể kể tới như: Gói thầu số 71 - Cung cấp và vận chuyển cột thép thanh cái ống từ VT48 đến VT105, thuộc dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu. Liên danh Sông Đà 11 - CTCP Truyền thông và Công nghệ HDC trúng thầu với giá trúng thầu hơn 60,5 tỷ đồng; giá dự toán gói thầu hơn 67,3 tỷ đồng; Gói thầu số 38 - Xây lắp đường dây từ VT373 đến VT390, thuộc dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu (giá trúng thầu hơn 113,5 tỷ đồng)…

SD03
Quyết định phê duyệt Sông Đà 11 trúng gói thầu cung cấp, vận chuyển cột thép đường dây 220kV thuộc dự án Trạm biến áp 220kV Hải Hậu và đường dây đấu nối.

Tiếp đó là Gói thầu số 12 - Xây lắp đường dây từ VT50-VT59, thuộc dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hoá (giá trúng thầu hơn 74,4 tỷ đồng; giá dự toán gói thầu hơn 77,6 tỷ đồng); Gói thầu số 09 - Xây lắp đường dây từ VT17 đến VT30, thuộc dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hoá (giá trúng thầu hơn 87,8 tỷ đồng; giá dự toán hơn 88,8 tỷ đồng); hay Gói thầu 15 - Cung cấp và vận chuyển cột thép hình đoạn tuyến từ VT190A đến VT196, thuộc dự án đường dây 500kV Nam Định I - Phố Nối (giá trúng thầu hơn 47,2 tỷ đồng; giá dự toán gói thầu hơn 49,2 tỷ đồng),…

Liên quan đến vấn đề tỷ lệ tiết kiệm thấp trong các gói thầu, một số chuyên gia pháp lý nhận định, hiện tượng nhiều gói thầu tỷ lệ tiết kiệm thấp rất có khả năng có các dấu hiệu vi phạm quy định, đặc biệt là trong quá trình mời thầu và lựa chọn nhà thầu. Nếu tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu thấp, hiệu quả kinh tế không cao do phát sinh từ việc vi phạm trong hoạt động đấu thầu thì đây là hành động cần lên án và phải bị xử lý. Ở một số địa phương, có tình trạng mỗi lần nhà thầu “quen mặt” tham gia đều trúng, ở các gói thầu này tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách không cao. Vì vậy, cần phải xem lại quy trình, thủ tục, việc đăng ký, tổ chức đấu thầu để đạt hiệu quả tiết giảm cho ngân sách nhà nước.

Nợ vay tăng cao vẫn trúng thầu nghìn tỷ

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023, doanh thu của Sông Đà 11 đạt hơn 380,4 tỷ đồng; giảm gần 27% so với cùng kỳ. Đóng góp lớn nhất cho công ty là doanh thu hợp đồng xây dựng hơn 356,3 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2022 lên mức 31 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2023, tổng cộng tài sản của Sông Đà 11 là hơn 1.052 tỷ đồng, tăng 7,3% so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn hơn 461,3 tỷ đồng và tài sản dài hạn hơn 591,1 tỷ đồng. Hiện Sông Đà 11 có hơn 1,3 tỷ đồng tiền mặt; hơn 40,5 tỷ đồng đang gửi ngân hàng và hơn 11,2 tỷ đồng các khoản tiền tương đương khác.

SD002
Sau cổ phần hóa, Tổng Công ty Sông Đà chiếm một lượng ít ỏi cổ phần Sông Đà 11 - ảnh MH

Tại ngày 31/12/2023, nợ phải trả của Sông Đà 11 hơn 375,9 tỷ đồng, tăng 5,3% so với đầu năm. Trong đó, công ty hiện còn 139,8 tỷ đồng nợ vay tài chính, bao gồm hơn 125,6 đồng nợ vay tài chính ngắn hạn và 14,2 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Vốn chủ sở hữu của công ty tại ngày 31/12/2023 là hơn 676,4 tỷ đồng.

Trên bảng lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Sông Đà 11 trong năm 2023 đạt gần 2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 âm tới 37,8 tỷ đồng. Trong khi đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư giảm 38% so với cùng kỳ năm trước đó xuống còn hơn 75,1 tỷ đồng. Đáng chú ý, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ đạt 24,6 tỷ đồng, tăng gấp 20,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tại 31/3/2024, tổng tài sản Sông Đà 11 ở mức 2.416 tỷ đồng, tăng 25,9% so với đầu năm, trong đó tài sản ngắn hạn tăng khá mạnh. Riêng hàng tồn kho tăng gần 338 tỷ đồng chỉ sau 3 tháng, lên mức 465,7 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng lên 475,8 tỷ đồng. Hai khoản mục này đã chiếm 85,8% tài sản ngắn hạn, cho thấy chất lượng tài sản của doanh nghiệp tương đối xấu và lợi nhuận vẫn chỉ nằm trên sổ sách.

sd11
Bảng thống kê cơ cấu cổ đông.

Việc gia tăng các khoản phải thu cũng như hàng tồn kho cũng là nguyên nhân khiến dòng tiền kinh doanh trong kỳ bị âm đến 182,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn dương 48,9 tỷ đồng. Để bù đắp, Sông Đà 11 rất tích cực đi vay. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, công ty đã vay thêm hơn 380,3 tỷ đồng. Gánh nợ phải trả do đó đã tăng từ 1.166,6 tỷ đồng hồi đầu năm 2024 lên hơn 1.642 tỷ đồng tại 31/3/2024.

Như vậy, khoản nợ phải trả của Sông Đà 11 đã cao gấp 2,1 lần vốn chủ sở hữu là 774 tỷ. Đáng chú ý, nợ ngắn hạn của công ty (1.065,3 tỷ đồng) đã xấp xỉ tài sản ngắn hạn (1.076,3 tỷ đồng). Điều này càng cho thấy công ty đang chịu áp lực tài chính rất lớn.

Việc có công nợ quá lớn, không chỉ khiến các doanh nghiệp xây dựng phải trích lập dự phòng cao mà còn là nguyên nhân trực tiếp khiến nợ vay của các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến tổng nợ phải trả của Sông Đà 11 tiệm cận với một số doanh nghiệp xây dựng ở mức rất cao, gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, điển hình như: L18 (gấp 7,28 lần), SCG (gấp 4,64 lần), HTN (gấp 3,36 lần), PCH (3,39 lần), TTL (gấp 3,2 lần), HAN (gấp 2,9 lần), CC1 (gấp 2,49 lần), SJE (gấp 2,12 lần)…

Nợ sinh ra chi phí tài chính, nợ xấu sinh ra dự phòng (ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp), đây là 2 nguyên nhân chủ yếu “bào mòn” lợi nhuận doanh nghiệp. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi trong nhiều quý qua, lợi nhuận của doanh nghiệp đều ở dạng “siêu mỏng”. Nhưng nguy hiểm hơn cả việc lợi nhuận “siêu mỏng”, tình trạng công nợ càng kéo dài, càng trầm trọng sẽ đưa các doanh nghiệp xây dựng đến tình trạng kiệt quệ.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tiên phong thực hành ESG, Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới

DNTH: Trong bối cảnh ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) trở thành yếu tố then chốt giúp đạt mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào yếu tố môi trường mà còn chú trọng hơn vào xã hội và quản trị....

Nhà máy Đường An Khê chính thức bước vào vụ sản xuất 2024-2025

DNTH: Sáng 4/12, tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Nhà máy Đường An Khê-Chi nhánh Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) đã chính thức nhấn nút bước vào vụ sản xuất 2024-2025.

Xe điện VinFast ‘hút’ người trẻ tại chuỗi sự kiện Zalopay YEF 24

DNTH: Dàn xe điện cá tính, sành điệu của VinFast với tâm điểm là VF 7 đã gây ấn tượng mạnh với nhiều khách hàng trẻ đến tham gia chuỗi sự kiện Zalopay Year End Fes 2024 (Zalopay YEF 24).

Chiến lược đồng hành cùng người tiêu dùng của Masan Group

DNTH: Trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị thế giới biến động khó lường, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam trong 3 quý năm 2024 tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chuyển đổi số xanh tại KCN Hải Phòng, hướng tới phát triển bền vững

DNTH: Việc ứng dụng công nghệ để xanh hóa các khu công nghiệp là một mục tiêu quan trọng mà Hải Phòng đang hướng tới để chuyển đổi số xanh toàn diện, hướng tới phát triển bền vững.

Biệt thự tứ lập Ánh Dương hút giới đầu tư sành sỏi trong giai đoạn cao điểm cuối năm

DNTH: Thị trường bất động sản đã bước vào chu kỳ mới, kéo theo khẩu vị của giới đầu tư cũng khắt khe hơn trước, ưu tiên dòng sản phẩm giàu tiềm năng tự thân, như biệt thự tứ lập tại phân khu Ánh Dương - Vinhomes Ocean Park 3.

XEM THÊM TIN