Chiêu thức lừa đảo qua mạng xã hội, không mới nhưng người dân vẫn sập bẫy

17:28 | 08/10/2020

DNTH: Chiêu thức lừa đảo qua mạng xã hội, tin nhắn, zalo bằng cách giả danh bạn bè, người thân, đối tác công việc, đồng nghiệp nhờ chuyển khoản, thanh toán tiền hàng… không còn xa lạ với người dân, nhưng ý thức cảnh giác của người dân vẫn chưa cao, dễ bị các đối tượng lừa đảo, lừa gạt để chiếm đoạt tài sản. Với những trường hợp lừa đảo qua tài khoản, các ngân hàng đã hỗ trợ khách hàng của mình ra sao? Câu hỏi đó vẫn đang đi tìm câu trả lời.

Ngày 28/9/2020, chị Trần Thùy L. trú tại Phường Bắc Từ Liên, Hà Nội đã bị đối tượng lừa đảo qua zalo chiếm đoạt 7,5 triệu đồng với nội dung nhờ chuyển tiền thanh toán. Cách thức lừa đảo không quá xa lạ và thường xuyên được báo chí gần đây nhắc đến là: Chị ơi, em cần gấp chuyển tiền hàng cho đối tác, chị có IB Banking không? Vì là zalo công việc với thường xuyên làm việc với nhau, nên chị Trần Thùy L. không mảy may nghi ngờ kẻ giả mạo bạn mình. Đối tượng có thể đã nghiên cứu rất kỹ thông tin trao đổi giữa chị Trần Thùy L. với bạn, từ ảnh zalo, các thông tin và cách thức liên hệ khiến chị Trần Thùy L. tin và đồng ý chuyển tiền, không những một lần mà tới hai lần tới hai tài khoản khác nhau được mở tại ngân hàng VietcomBank trong cùng một thời gian.    

 

Thông tin của đối tượng lừa đảo và nội dung trao đổi với bị hại.(NVcung cấp)

Hiện nay, việc lừa đảo quan mạng không còn là mới, và khá là phổ biến, số người ngậm ngùi cho là của đi thay người nên cũng rất ít người làm đơn tố cáo, hoặc có tố cáo thì chờ mãi chưa thấy kết quả, vẫn bặt vô âm tín, đối tượng vẫn nhởn nhơ, nên lòng tin của người dân phần nào đó cũng cảm thấy chưa thực sự tin tưởng vào chính các cơ quan có thẩm quyền. Trả lời phóng viên DNTH bản thân Chị Trần Thùy L. cũng cảm thấy không tin tưởng khi trình báo công an, vì nghĩ rằng số tiền 7,5 triệu đó rất nhỏ, và quá nhỏ để công an vào cuộc. Cũng chính vì những suy nghĩ như vậy mà những đối tượng lừa đảo vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và gây khó khăn cho cơ quan công an khi điều tra vụ việc.

Về phía ngân hàng, tình trạng lừa đảo qua tài khoản diễn ra khá phổ biến, ngân hàng đã có những biện pháp nào nhằm hỗ trợ cho khách hàng của mình tìm ra thủ phạm?

Ngân hàng đóng vai trò như thế nào để hỗ trợ cho người dân khi giao dịch tiền tại ngân hàng? Hoặc giúp họ khi có bất kỳ bất trắc nào xảy ra?

Khi thông tin người thụ hưởng, tài khoản cụ thể đã có thì các ngân hàng sẽ giúp đỡ cho người bị hại như thế nào? Hay là thoái thác và trả lời đó là trách nhiệm dân sự? Chúng tôi chỉ cung cấp dịch vụ và không liên quan? Trừ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin? Nếu đợi cơ quan chức năng vào cuộc thì chưa được vạ thì má đã sưng. Vậy với các trường hợp đã biết được đối tượng lừa đảo, được người bị hại cung cấp thông tin, thì ngân hàng sẽ có cách nào để hỗ trợ?

Do bảo mật thông tin (theo NĐ 117/2018/NĐ-CP), nên để tìm số điện thoại hay thông tin cụ thể của người thụ hưởng là điều khó khăn đối với người dân. Nếu chờ để công an vào cuộc thì thời gian đó, đối tượng đã tẩu tán và xóa dấu vết?

Cảnh giác với lừa đảo, hãy tự bảo vệ mình.

Do đó, để tự bảo vệ mình trước kẻ xấu, người dân hãy học cách cảch giác trước các chiêu trò và mánh khóe lừa đảo của kẻ xấu. Tốt nhất là không cung cấp thông tin cho người lạ, không nhấp vào các đường link lạ, tránh bị hack tài khoản. Khi được nhờ chuyển tiền hãy gọi trực tiếp tới chính số điện thoại của người nhờ chuyển để hỏi rõ, sau khi chắc chắn thì mới thực hiện.  

Ngày 11/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2018/NĐ-CP về giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng). Nghị định này quy định tương đối chặt chẽ về việc bảo vệ bí mậtthông tin khách hàng tại các ngân hàng.

 

 Thúy Vũ

 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Huyện Thanh Trì: Hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chính quyền vẫn không hay biết?

DNTH: Xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nhiều công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn cứ vô tư đua nhau mọc lên “như nấm”. Đáng chú ý, các công trình nhà ở được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đang...

Thông tin phản hồi của Tòa án Nhân dân Thành Phố Hải Phòng

DNTH: Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn nhận được công văn số: 827/TA-VP của Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng ngày 10/09/2024 về việc đăng tải thông tin nội dung bài viết trên trang điện tử của Tạp chí “Hải Phòng: “Một vụ...

Những 'ngọn lửa ấm', xua tan tổn thất sau bão

DNTH: Sự đóng góp từ sức trẻ đã giúp những tuyến đường, khu phố của Hải Phòng gọn gàng, sạch sẽ sau bão. Hơn tất cả, sự cộng hưởng nhiệt huyết, tình yêu thương, sẻ chia từ các đoàn viên trong và ngoài thành phố là "ngọn lửa...

Hải Dương: Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trong quá trình xây dựng Khu Công nghiệp Kim Thành

DNTH: Tại công trường thi công Dự án Khu Công nghiệp Kim Thành giai đoạn 1 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông khi các xe vận tải chở vật liệu xây dựng san lấp thi nhau dàn hàng...

Cần xử lý triệt để công trình vi phạm tại huyện Thạch Thất (TP.Hà Nội), bài 1: Chính quyền không quyết liệt...

DNTH: Công ty TNHH Lan Khoa xây dựng và hoàn thiện xong Dự án nhà máy lắp ráp phụ tùng xe máy khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép. Hiện nay, Công ty TNHH Lan Khoa tiếp tục cho nhà sách Trí Đức thuê làm khu vui chơi - giả trí, điểm bán...

(Phủ Lý) Hà Nam: Loạt sai phạm tại Dự án Khu nhà ở đô thị xóm Trại - thôn 1, xã Liêm Tiết

DNTH: Công ty TNHH Dự án BT Tùng Phát - Đại Cát sử dụng đất thải, trạc thải làm vật lệu xây dựng hạ tầng kỹ thuật Dự án Khu nhà ở đô thị xóm Trại - thôn 1, xã Liêm Tiết (thanh phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) không đảm bảo chất...

XEM THÊM TIN