Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
10:33 | 01/09/2023
DNTH: Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 139/NQ-CP ngày 31/8/2023 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Nghị quyết nêu rõ: Theo quy định tại Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội, Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 được tiếp tục thực hiện, kéo dài thời kỳ và điều chỉnh nội dung trong trường hợp cần thiết cho đến khi quy hoạch lâm nghiệp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
Trước khi Luật Quy hoạch, Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành (01/01/2019), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó quy định về việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008) về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định nêu trên.
Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về một số giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc, chặt chẽ, đúng quy định pháp luật; chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng để hợp thức hóa sai phạm, góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, cụ thể như sau:
Đối với các địa phương chưa có quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh được tiếp tục thực hiện, kéo dài thời kỳ và điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành cho đến khi quy hoạch lâm nghiệp quốc gia hoặc quy hoạch tinh thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, đảm bảo đúng theo quy định tại Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh được lập, phê duyệt theo quy định về trình tự, thủ tục của văn bản quy phạm pháp luật nào thì khi điều chỉnh nội dung và kéo dài thời kỳ áp dụng trình tự, thủ tục điều chỉnh quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đó hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung được cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.
Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc điều chỉnh nội dung và kéo dài thời kỳ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh theo quy định nêu trên, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng được phân bổ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng có hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp, đảm bảo quản lý chặt chẽ, bảo vệ, phát triển và sử dụng có hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đi đôi với tăng cường trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và có các công cụ kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (31/8/2023), được thực hiện cho đến khi quy hoạch lâm nghiệp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt./.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Luật Quy hoạch /
- Nghị quyết 139/NQ-CP /
- Luật Lâm nghiệp /
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
DNTH: Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ...
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
DNTH: Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham...
Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, đóng góp trách nhiệm, hiệu...
DNTH: Chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tầm nhìn chiến lược, cam kết mạnh mẽ, đề xuất có trách nhiệm và sẵn sàng tham gia, đóng góp nhiều hơn nữa của Việt Nam đối với các...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa (Nhật Bản)
DNTH: Tối 15/11, tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) Kuroiwa Yuji - người đã được trao tặng Huân chương hữu nghị của Việt Nam và cùng đoàn đại biểu chính quyền, doanh nghiệp tỉnh thăm Việt Nam 7 lần, Thủ tướng Phạm Minh Chính...
Thủ tướng sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm Dominica
DNTH: Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân sẽ có chuyến công du Brazil dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành các hoạt động song phương và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
DNTH: Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...