Chở… niềm vui về làng

09:58 | 25/07/2019

DNTH: Những ưu đãi về đất đai cộng với chi phí sinh hoạt thấp hơn, chính sách khuyến khích khởi nghiệp ở các vùng nông thôn Trung Quốc đã mang lại một sức sống mới.

Chấn hưng làng xã

Các ngôi làng khắp nơi ở Trung Quốc đang chứng kiến ​​một sự chuyển đổi lớn  nhờ các chính sách mới và hỗ trợ từ chính phủ. Đây là một phần của chiến lược “làm sống lại nông thôn” ở Trung Quốc.

Cách nay một năm, vợ chồng chị Li Shaoqing đều không có ý định kinh doanh giống lợn đen bản địa thì nay họ đang rất chí thú với công việc này. Và họ đang hy vọng sẽ đạt doanh số 100 triệu nhân dân tệ (tương đương 14,5 triệu USD) trong ba năm tới, cao gấp 7 lần hiện nay.

Anh Wang Yu kiểm tra chuồng lợn nái theo mô hình chăn nuôi hiện đại

Chị Li, 37 tuổi và anh Wang Yu, 39 tuổi đều là kỹ sư chăn nuôi và thú y, tốt nghiệp đại học ở tỉnh Sơn Đông và năm 2009 họ đã quyết định quay trở về quê của anh Wang: Làng Sanjianxi, thuộc tỉnh Sơn Đông để tìm sinh kế. Trong một lần đi thực tế nông thôn hồi tháng 6/2018, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đến tận cơ ngơi của cặp vợ chồng này tham quan và đánh giá rất cao mô hình khởi nghiệp của họ.

Tờ Chinadaily dẫn lời chị Li cho hay: "Chúng tôi rất may mắn khi khởi nghiệp vào thời điểm các vùng nông thôn đang được hồi sinh thông qua một loạt các chính sách khuyến khích phát triển". Chị Li cho biết thêm rằng, ban đầu họ được nhận khoản hỗ trợ khởi nghiệp hơn 3 triệu nhân dân tệ.

Vừa rồi, cặp vợ chồng này đã cho ra đời một chuỗi dịch vụ trọn gói từ giết mổ, chế biến và đóng gói sản phẩm thịt. Hiện họ đã phát triển thêm ba trung tâm chăn nuôi phức hợp tại tỉnh Hồ Nam, với tổng diện tích 330 ha, tạo công ăn việc làm cho 50 lao động địa phương.

Theo chính quyền địa phương, đôi vợ chồng này chỉ là một trong số hàng chục sinh viên ở làng Sanjianxi tốt nghiệp đại học đã quay trở về quê khởi nghiệp.

"Chúng tôi đã kêu gọi những người trẻ trở về làng bằng cách chào mời họ những ưu đãi về giá thuê đất đai kèm theo chính sách tài trợ khởi nghiệp, giúp họ điều hành các doanh nghiệp mới với chi phí thấp, lại tạo ra việc làm cho người dân địa phương và kích hoạt các nguồn lực trong làng", Bí thư kiêm trưởng làng Gao Shuzhen nói.

Mẫu hình nông thôn mới

Cách trung tâm thành phố của Tế Nam khoảng 50 km về phía đông, làng Sanjianxi với dân số 3.380 người, nay đã có đủ phương tiện đi lại thuận tiện. Cách đây chưa lâu, đây vẫn là ngôi làng nghèo do đất đai kém màu mỡ. Nông dân chỉ quen trồng ngô và lúa mì, trung bình mỗi hộ chỉ có thể kiếm không quá 2.000 nhân dân tệ mỗi năm.

Hình ảnh một khu dân cư đang được giải phóng mặt bằng hồi đầu năm 2018

Nhưng kể từ khi có các doanh nghiệp về làng, giúp giúp nông dân quản lý đất đai tốt hơn và họ có thể tự đưa ra quyết định nên hay không nên chuyển quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp khai thác để cùng hưởng lợi.

Ăn theo luồng gió mới này, hiện làng đã cấp quyền sử dụng cho hơn 200 ha đất để mở một công viên nông nghiệp, khu chăn nuôi sinh thái và khu công nghiệp cung cấp việc làm thường xuyên cho hơn 80% lực lượng lao động địa phương.

Chị Li Xiumei, 47 tuổi, một nông dân của làng hiện đã làm việc cho một công ty chế biến nông sản được bốn năm. Ngoài thu nhập mà gia đình được hưởng nhờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chị còn đang kiếm được 2.000 nhân dân tệ/tháng ở công ty.

"Tôi chỉ mất vài phút để đi từ nhà đến công ty nên rất thuận tiện cho tôi coi sóc bố mẹ già ở nhà. Bây giờ cuộc sống ở làng cũng tốt như ở các thành phố", chị Li nói.

Chị Li Xiumei cũng hy vọng rằng, đứa con trai của gia đình cũng sẽ kinh doanh ở làng sau khi tốt nghiệp, dù quyết định sau cùng vẫn sẽ tùy thuộc vào nó.

Theo chiến lược chấn hưng nông thôn đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ 19 hồi năm 2017, với mục tiêu đưa các doanh nghiệp về xây dựng nông thôn phát triển hiệu quả và thịnh vượng. “Nếu không hiện đại hóa được nông nghiệp và nông thôn thì không thể hiện đại hóa đất nước”, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói như vậy.

Hệ thống đường sá và nhà ở của người dân nông thôn hiện nay không khác gì các đô thị

Những dãy căn hộ được thiết kế gọn gàng, những con đường làng rộng và sạch sẽ, có các cơ sở xử lý nước thải tiên tiến, làng Sanjianxi tiêu biểu cho bộ mặt nông thôn mới ở Trung Quốc.

Hiện hơn 40% nông dân ở đây đã chuyển đến sinh sống trong các căn hộ, phần còn lại dự kiến ​​sẽ chuyển đổi trong vòng hai năm tới.

Thống kê, thu nhập trung bình hàng năm của người dân trong làng trước đây chỉ đạt 26.000 nhân dân tệ, thì nay đã tăng lên 3 triệu nhân dân tệ/năm.

Theo KIM LONG

Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Số hóa chăn nuôi giảm phát thải

DNTH: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam đang phát triển mạnh góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, hoạt động này cũng đồng thời tạo ra lượng...

Giá cà phê vượt đỉnh

Giá cà phê Arabica vừa thiết lập đỉnh mới, cao nhất trong 27 năm trở lại.

Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải

DNTH: Chiều 21/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do Đại sứ Marc E. Knapper làm Trưởng đoàn đã đến tham quan mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm, công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm và mô hình trồng nấm rơm...

Chủ tịch Quốc hội dự lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024

DNTH: Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt...

Ngành nông nghiệp và WB bàn giải pháp hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Chiều 23/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã họp với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về các bước chuẩn bị ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với Quỹ Tài...

Bước tiến số từ mô hình điểm “thôn thông minh” tại xã Phúc Hoà

DNTH: Với chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã triển khai mô hình điểm "thôn thông minh" bước...

XEM THÊM TIN