Chủ động giải pháp giữ vững vị thế cho tôm Cà Mau

18:19 | 01/03/2025

DNTH: Đối với tỉnh Cà Mau, tôm không chỉ là ngành hàng xuất khẩu chủ lực số một mà còn đóng vai trò quan trọng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Chú thích ảnh
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh gắn với bảo vệ môi trường tại xã Hòa Tân, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Ảnh tư liệu: Kim Há/TTXVN

Dù vậy, theo đánh giá của chuyên gia, năm 2025, ngành tôm Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều thử thách, không chỉ đến từ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế mà còn chịu tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chi phí sản xuất gia tăng…

Trong bối cảnh đó, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, không chỉ dừng ở mục tiêu vượt qua khó khăn mà còn tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Về vấn đề này, Tổng giám đốc Tập đoàn Minh Phú Lê Văn Quang chia sẻ, ngành tôm Cà Mau đã và đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia như: Ấn Ðộ, Ecuador và Thái Lan. Trong khi đó, giá thành sản xuất tôm ở Cà Mau vẫn còn cao so với các quốc gia cạnh tranh, đặc biệt khi mô hình nuôi tôm công nghiệp và siêu thâm canh yêu cầu môi trường nuôi rất khắt khe, làm gia tăng các chi phí. Ngoài ra, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là dịch bệnh, làm giảm tỷ lệ thành công trong nuôi tôm và tăng chi phí sản xuất…

Cà Mau sở hữu tiềm năng lớn, với diện tích nuôi tôm lên đến hơn 278.000 ha và sản lượng đạt 242.000 tấn mỗi năm, giá trị xuất khẩu tôm của tỉnh đạt trên 1 tỷ USD mỗi năm.

Ðể phát huy tối đa tiềm năng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, địa phương đã phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng các vùng nuôi tôm đạt chứng nhận hữu cơ và sinh thái. Không dừng lại ở đó, mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp dần được định hình đã giúp nâng cao giá trị ngành tôm và đảm bảo việc tiêu thụ ổn định.

Với mục tiêu đó, địa phương đã đưa ra giải pháp trọng tâm, hướng phát triển nuôi tôm siêu thâm canh và thâm canh ở những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi; đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để tăng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu.

Bên cạnh đó, đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất; ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng tôm, giảm giá thành, hướng tới không sử dụng hoá chất và kháng sinh trong suốt quá trình nuôi. Đồng thời, tập trung tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết với các vùng sản xuất lớn, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của tôm Cà Mau trên thị trường thế giới.

Đặc biệt, tỉnh còn phát triển các sản phẩm gia tăng từ phế phụ phẩm trong chế biến tôm, góp phần bảo vệ môi trường và tăng giá trị sản xuất; chủ động trong mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu tôm Cà Mau tại các thị trường trong và ngoài nước; đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ ngành tôm phát triển bền vững...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đánh giá, những năm qua, tình hình phát triển ngành tôm tại tỉnh Cà Mau đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ðặc biệt, cơ cấu sản xuất đã thay đổi nhanh chóng, công nghệ mới được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, giúp tăng năng suất và sản lượng…

Với các định hướng này, Cà Mau kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu về năng lực sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quảng Ninh: Triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh hiện đại, hiệu quả

DNTH: Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái đang thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh tại cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc).

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

DNTH: Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ...

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của kinh tế tư nhân

DNTH: Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đang ngày đêm dấn thân, nỗ lực đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng.

Vụ mùa vải thiều 2025: Bội thu và kỳ vọng bứt phá thị trường

DNTH: Vụ vải thiều năm 2025 đang hứa hẹn một mùa bội thu, với sản lượng dự kiến đạt khoảng 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024 .

Tiến hành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp từ ngày 1-7

DNTH: Bắt đầu từ ngày 1 đến hết 30-7-2025, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) sẽ tiến hành cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.

XEM THÊM TIN