Chủ động phương án phòng chống sinh vật gây hại cây trồng
12:30 | 01/03/2025
DNTH: Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo chủ động các phương án phòng chống sinh vật gây hại cây trồng khi thời tiết diễn biến thuận lợi cho sâu bệnh gây hại phát triển.
Cục Bảo vệ thực vật ngày 28/2 có văn bản gửi sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố; các trung tâm bảo vệ thực vật vùng chủ động phòng chống sinh vật gây hại (SVGH) cây trồng trước thời điểm bước vào mùa sâu bệnh gây hại phát triển.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 21/2 - 20/3/2025, nhiệt độ trung bình trên toàn quốc phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (TBNN), riêng khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thấp hơn từ 0,5 - 1 độ C. Lượng mưa tại khu vực phía Đông Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 10 - 30mm, có nơi cao trên 30mm so với TBNN; các khu vực còn lại phổ biến cao hơn từ 5 - 15mm so với với TBNN.

Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương, các trung tâm bảo vệ thực vật vùng chủ động phương án phòng chống sinh vật gây hại. Ảnh: Lê Khánh.
Ngoài ra, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ không khí lạnh hoạt động mạnh hơn so với TBNN, có thể gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Khu vực Trung Bộ và Nam Bộ có khả năng xuất hiện một số ngày mưa rào rải rác và có nơi có dông.
Thời gian tới thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển và có khả năng gây hại nặng của nhiều đối tượng sinh vật gây hại cây trồng chính, bao gồm bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, rầy, chuột, ốc bươu vàng hại lúa; bọ cánh cứng, sâu đầu đen hại dừa; bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều; bệnh thán thư, sương mai hại trên nhãn, vải…
Để bảo vệ an toàn sản xuất trồng trọt trong thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật cấp tỉnh và các đơn vị liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các tiến bộ kỹ thuật, biện pháp chăm sóc; tình hình sản xuất, tình hình SVGH và các biện pháp phòng chống tới người dân để áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong suốt quá trình canh tác và phòng chống SVGH kịp thời, hiệu quả, không để thiệt hại trên diện rộng.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi sát diễn biến tình hình SVGH và tổ chức chỉ đạo phòng chống tại những khu vực có mật độ, tỷ lệ cao. Đặc biệt, cần quan tâm đến các đối tượng SVGH có nguy cơ bùng phát thành dịch, gây hại nghiêm trọng trong thời gian tới tại từng vùng.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ có phương án bảo vệ an toàn các trà lúa đông xuân 2024 - 2025, chú ý bệnh đạo ôn lá, chuột gây hại mạnh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái tại những diện tích lúa xanh tốt, thừa đạm, trên giống nhiễm, ruộng ven làng, đồi gò; bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn đòng - trỗ - chín sữa.

Nông dân Thái Bình phun thuốc trừ sâu bệnh cho lúa. Ảnh: Kiên Trung.
Các tỉnh chuẩn bị xuống giống lúa hè thu 2025 cần chủ động chuẩn bị giống tốt, làm đất kỹ, theo dõi sát diễn biến rầy nâu vào đèn, tình hình khí tượng thuỷ văn, hạn mặn tại địa phương để xuống giống né rầy. Các đối tượng SVGH khác cần chú ý bao gồm bệnh vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ, sâu đục quả hại trên cây ăn quả có múi; bọ cánh cứng, sâu đầu đen hại dừa…
Các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên theo dõi sát diễn biến thời tiết, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, tình hình sản xuất và sự phát sinh của các đối tượng SVGH để chủ động phòng chống hiệu quả. Cần chú ý một số đối tượng SVGH trên các loại cây trồng chính như rệp sáp hại chùm hoa, chùm quả trên cây cà phê giai đoạn phân hóa mầm hoa - ra hoa; bọ xít muỗi, bệnh thán thư hại cây điều giai đoạn ra đọt non, ra hoa, đậu quả; bệnh Phytophthora gây hại trên cây sầu riêng giai đoạn ra hoa - đậu quả, bệnh khảm lá hại sắn…
Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tăng cường giám sát chặt chẽ các đối tượng SVGH trên lúa, nhất là sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá giai đoạn đẻ nhánh; tiếp tục giám sát nguồn rầy lưng trắng, giám định mẫu rầy để kịp thời phát hiện virus gây bệnh lùn sọc đen trên lúa; thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý chuột và tổ chức phòng trừ chuột đồng loạt trên diện rộng tại những diện tích đã nhiễm, vùng có nguy cơ cao (gò bãi, khu công nghiệp…).
Ngoài ra, cần chủ động phòng chống bệnh thán thư, sương mai, bọ xít, rệp, sâu đục cuống quả trên cây nhãn, vải giai đoạn ra hoa, đậu quả và các đối tượng SVGH trên các cây trồng khác nhằm bảo vệ sản xuất an toàn.
Các trung tâm bảo vệ thực vật vùng tăng cường kiểm tra đồng ruộng tại các vùng có nguy cơ cao; phối hợp chặt chẽ với các địa phương bám sát địa bàn, theo dõi sát tình hình diễn biến của các đối tượng SVGH chính trên cây trồng và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả; duy trì báo cáo định kỳ, báo cáo ngay trực tiếp với lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật khi có tình huống bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cục Bảo vệ thực vật đề nghị sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố và các trung tâm bảo vệ thực vật vùng triển khai thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống SVGH cây trồng trong thời gian tới, báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật qua email: pbvtv.bvtv@mard.gov.vn. Trường hợp khẩn cấp báo cáo nhanh về lãnh đạo 3 trung tâm bảo vệ thực vật vùng hoặc về Cục Bảo vệ thực vật để phối hợp xử lý.
Duy Luân (t/h)
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- sâu bệnh hại /
- sinh vật gây hại /
- bảo vệ thực vật /
- Cục Bảo vệ thực vật /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh
DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha
DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững
Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn
DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn
DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Kiểm soát nghiêm ngặt chăn nuôi động vật hoang dã
DNTH: Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã tại Đồng Nai đang phát triển mạnh, mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
-
Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...