Chủ thương hiệu Cà phê đặc sản Việt Nam trên đất Mỹ: "Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy, Việt Nam không chỉ có cà phê hòa tan!"
21:04 | 09/04/2019
DNTH: Những nỗ lực xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam đang bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
"Khi cà phê Việt Nam đến Hoa Kỳ, nó không còn giữ được cái chất của cà phê Việt Nam nữa". Sarah Nguyễn - CEO Nguyen Coffee Supply nói. "Cà phê đặc sản hiện đã sẵn sàng để bùng nổ, nhưng tại Hoa Kỳ, người ta vẫn sử dụng cà phê Việt Nam một cách pha trộn, không thể hiện được bản sắc một cách rõ nét".
Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới và cũng xuất khẩu rất nhiều. Nhưng theo như kinh nghiệm của bà Sarah, nhiều người uống cà phê Việt Nam nhưng không nhận ra được nét đặc trưng của nó. Trong trí tưởng tượng của nhiều người, cà phê Việt Nam đơn giản là loại cà phê rang đen pha sữa.
Bà cho rằng, cà phê Việt Nam dường như đang bị mai một, cà phê hòa tan đại trà đã quá phổ biến. Không giống như đại đa số các loại cà phê đặc sản khác trên thế giới, hầu hết các loại cà phê Việt Nam là cà phê Robusta, một loại cà phê có giá rẻ hơn, phổ biến hơn và đôi khi bị cho là có chất lượng thấp hơn.
"Tôi cảm thấy nỗi đau đó là một sự bất công đối với cà phê đặc sản". Đối với bà, cà phê Việt Nam cần nâng cấp thương hiệu ở Hoa Kỳ: không phải là để đa dạng hóa thị trường cà phê ở đây, mà là để khôi phục niềm tự hào về một đặc sản đã bị lu mờ bởi các sản phẩm cà phê của Mỹ.
Năm 2018, bà chính thức cho ra mắt Nguyen Coffee Supply - công ty cà phê đặc sản tại Mỹ. Bà nhập hạt cà phê còn xanh từ nông dân tại Việt Nam và rang chúng ở Brooklyn. Công ty hiện đang bán cà phê trực tuyến, nhưng trong tuần này, Nguyen Coffee Supply sẽ mở một quán cà phê có tên Cafe Phin.
Bà Sarah Nguyễn không phải doanh nhân duy nhất nỗ lực đưa cà phê Việt ra thế giới. Ở Philadelphia, một thương hiệu cà phê đặc sản mới có tên Cà Phê Roasters cũng đang bán cà phê rang của Việt Nam.
Sarah Nguyễn từng làm việc như một nhà báo và nhà làm phim. Thời niên thiếu, bà đã tham gia tổ chức một cộng đồng người Mỹ gốc Á, tập trung vào công bằng xã hội. Nguyen Coffee Supply cũng không phải là bước đột phá đầu tiên của bà vào lĩnh vực đồ uống và ẩm thực: vào năm 2014, bà và 3 chủ sở hữu khác đã cho ra mắt Lucy’s Vietnamese Kitchen (Bếp Việt Lucy) ở Brooklyn.
"Thương hiệu Việt Nam trên các phương tiện truyền thông và trong ngành công nghiệp cà phê chưa đạt được đúng mức tiềm năng của nó. Chúng ta thực sự cần phải nâng cao phong trào cà phê đặc sản. Tôi muốn cho mọi người thấy rằng Việt Nam không chỉ có cà phê hòa tan." - Sarah Nguyễn nói.
Nguyen Coffee Supply hiện cung cấp hai loại cà phê nguyên hạt: loại thứ nhất tên là "Courage" - 100% Arabica nguyên chất và loại thứ hai là "Loyalty", pha trộn tỉ lệ 50-50 của Arabica và Robusta.
Theo bà Sarah Nguyễn, một phần quan trọng của việc nâng cao thương hiệu cà phê Việt Nam là phải xử lý được cà phê Robusta. Theo Rob Frith, một chuyên gia cà phê, Robusta không được giới cà phê chú trọng, bởi vì các quy định xuất khẩu cho Robusta lỏng lẻo hơn so với Arabica, nên nó có xu hướng được rang nhiều hơn. Nhưng bà Sarah nhận ra rằng, hạt cà phê Robusta xanh nếu được rang lên, nó sẽ có hương vị hạt dẻ.
Arabica và Robusta được trồng trên hai trang trại riêng biệt, nhưng nguồn cung cà phê của Nguyen Supply Coffee là từ một nguồn duy nhất. Họ nhập khẩu trực tiếp không qua trung gian từ vườn của ông Thiên. Mặc dù nhà ông Thiên đã bốn đời trồng cà phê, nhưng bán cho Nguyen Supply Coffee là lần đầu tiên ông xuất khẩu hạt cà phê còn xanh.
Sự hợp tác giữa Nguyen Coffee Supply và nông dân cà phê trong nước mang lại kinh nghiệm quý giá cho cả hai bên. Đây là một ngành công nghiệp truyền thống lâu năm. Để đưa cà phê Việt Nam sang Hòa Kỳ có rất nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản văn hóa. Nhưng bà Sarah cho rằng cần phải nỗ lực để mở ra những cơ hội mới cho người nông dân Việt Nam.
Theo ông Rob Frith, cầu trong nước đối với cà phê đặc sản ở các thành phố lớn như Sài Gòn đang ngày một cao. Vì thế xuất khẩu có thể không phải là ưu tiên hàng đầu của các nhà sản xuất nhỏ: "Cầu trong nước với cà phê Arabica đặc sản rất mạnh, bởi vì so với việc mua cà phê đặc sản từ Ethiopia, thì bạn không phải trả thêm phí vận chuyển và logistic. Đó là một phần lí do cho việc ta không thấy nhiều cà phê đặc sản Việt Nam hơn ở Hoa Kỳ".
Từ năm 2015, ông Frith đã nhận thấy sự quan tâm và sáng tạo ở thị trường cà phê Sài Gòn đang bùng nổ. Các công ty như "Là Việt Coffee" hay "The Workshop - Specialty coffee" đang nỗ lực đa dạng hóa và phát triển thương hiệu cà phê trong khu vực: "Hiện nay, về cơ bản, bạn có thể tìm thấy bất kỳ loại trải nghiệm cà phê nào bạn muốn ở ngay Sài Gòn".
Ông Frith cũng cho rằng, sự bùng nổ đó có thể gia tăng lợi nhuận cho các nhà sản xuất cà phê Việt Nam. Từ đó giúp họ có nhiều nguồn lực hơn để theo đuổi việc phát triển cà phê đặc sản.
Thái Trang
Theo Trí thức trẻ/Munchie US
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- văn hóa cà phê /
- đặc sản Việt Nam /
- thương hiệu cà phê /
- Cà phê Việt Nam /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)
Tuổi trẻ Gia Lai và khát vọng cà phê vươn tầm quốc tế
DNTH: Sáng 9/4, tại TP. Pleiku đã diễn ra buổi công bố Lễ hội Cà phê Gia Lai 2025 - Gia Lai Coffee Festival 2025, với chủ đề “Cà phê Gia Lai từ địa phương ra quốc tế”.

LocknLock khẳng định uy tín với giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương
DNTH: LocknLock, thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu đến từ Hàn Quốc vừa được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu Tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương năm 2025.

LocknLock ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra
DNTH: Thương hiệu gia dụng toàn cầu LocknLock đã ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra, một công ty con chủ chốt của Tập đoàn CP - tập đoàn lớn nhất Thái Lan, nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường châu Á và các khu vực khác.

Stavian và Shinec ký thoả thuận hợp tác chiến lược về bất động sản công nghiệp
DNTH: Ngày 3/4/2025, tại Thành phố Hải Phòng, Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec chính thức ký kết hợp tác chiến lược triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Nhà sản xuất Baby Three cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam và đổi trả sản phẩm từ 30/3
DNTH: Trước làn sóng tẩy chay sản phẩm Baby Three của người tiêu dùng với lý do sản phẩm có hình ảnh “đường lưỡi bò” vi phạm chủ quyền của Việt Nam, mới đây, nhà sản xuất Baby Three đã lên tiếng cam kết “tuân thủ tuyệt đối...

Trái phiếu xanh cho nông nghiệp: Huy động tài chính cho các sáng kiến chuyển đổi
DNTH: Chuyển đổi nông nghiệp bền vững, thích ứng với khí hậu và phát thải thấp đòi hỏi sự đổi mới, trong đó có huy động tài chính trên quy mô lớn.
Đô thị cuộc sống
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...