Chủ tịch ‘7x đời cuối’ Trần Hùng Huy và ‘lời khẳng định’ trước thềm ĐHCĐ

14:09 | 22/03/2019

DNTH: Tháng 9/2012, khi bổ nhiệm ông Trần Hùng Huy – người lúc đó mới chỉ 34 tuổi – vào vị trí Chủ tịch HĐQT ACB, mấy ai đặt niềm tin vào quyết định này? Sau hơn 6 năm cầm quyền tại ACB, vị chủ tịch “7x đời cuối” đã tự chứng minh vì sao thế hệ trước chọn ông giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”.

Ngày 23/4 tới đây, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sẽ tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2018. Mặc dù đến thời điểm hiện tại, ACB chưa công bố các tờ trình đại hội nhưng những hé lộ đầu tiên cho thấy có hai nội dung đáng chú ý: chia cổ tức bằng cổ phiếu và việc cân nhắc bán cổ phiếu quỹ.

Không khó để thấy hai nội dung này xuất hiện vì cùng một lý do: ACB đang đứng trước nguy cơ thiếu vốn cấp 1 theo chuẩn Basel II (hết năm nay, Basel II sẽ chính thức có hiệu lực). Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp ACB giữ lại lợi nhuận, trong khi việc bán cổ phiếu quỹ với giá cao hơn nhiều giá mua sẽ giúp ACB thu về thặng dư đáng kể.

Lượng cổ phiếu quỹ ACB nắm giữ hiện ở mức trên 41 triệu đơn vị, tính theo thị giá chốt ngày 20/3 thì tương đương khoảng 1.280 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, ACB đã mua 16,18 triệu cổ phiếu quỹ vào từ ngày 12/6/2013 đến 4/7/2013 với giá bình quân 16.008 đồng/cổ phiếu. Tiếp đó, từ ngày 24/3/2014 đến 23/4/2014, ngân hàng này mua vào 11,73 triệu cổ phiếu quỹ với giá bình quân 16.743 đồng/cổ phiếu. ACB tiếp tục mua vào 13,5 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 15/12/2014 đến ngày 25/1/2015 với giá bình quân 15.490 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, tổng cộng, ACB đã chi ra khoảng 660 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu quỹ trên.

Nhìn vào những tính toán, có thể thấy quyết định mua vào cổ phiếu quỹ là đúng. Nhưng thời điểm đó – khi mà giá cổ phiếu ACB chìm ở vùng giá rất thấp suốt nhiều năm – liệu bao nhiêu người nghĩ quyết định mua cổ phiếu quỹ của HĐQT ACB là đúng?

Liên tưởng rộng ra, tháng 9/2012, khi bổ nhiệm ông Trần Hùng Huy – người lúc đó mới chỉ 34 tuổi – vào vị trí Chủ tịch HĐQT ACB, mấy ai tin quyết định này là đúng? Sau hơn 6 năm cầm quyền tại ACB, vị chủ tịch “7x đời cuối” đã tự chứng minh vì sao thế hệ trước chọn ông giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”.

Có thể thấy ngay, chính việc kiên trì mua vào cổ phiếu quỹ trong bối cảnh thị giá ACB nhiều năm giữ ở mức giá thấp là dấu ấn của người đứng đầu HĐQT Trần Hùng Huy – một quyết định mà phải tới tận năm 2017, khi thị giá bắt đầu tăng liên tục, mới thấy rõ hiệu quả.

Một dấu ấn khác không thể không kể đến là việc xử lý nợ xấu ở nhóm 6 công ty liên quan đến bầu Kiên. Năm 2018, báo cáo tài chính kiểm toán của ACB chính thức không còn ghi nhận chút dư nợ nào của nhóm 6 công ty.

Đây là một hành trình dài, kết hợp giữa trích lập dự phòng dự nợ cho vay, trích lập dự phòng chứng khoán đầu tư cũng như tích cực thu hồi nợ xấu.

Tất nhiên cũng phải lưu ý rằng, dư nợ nhóm 6 công ty liên quan đến bầu Kiên không phải quá xấu. Trong hai năm 2017 và 2018, ACB đã hoàn nhập dự phòng chứng khoán đầu tư liên quan đến nhóm 6 công ty tới hơn 1.400 tỷ đồng. Trong khi hai năm trước đó, ngân hàng này đã trích lập dự phòng chứng khoán đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng. Tính ra, mức trích lập ròng chứng khoán đầu tư liên quan đến nhóm 6 công ty là không nhiều.

Dù vậy, việc xử lý gọn gàng, dứt điểm, không gây xáo trộn lớn đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính xứng đáng là một thành công lớn của vị chủ tịch sinh năm 1978.

Nhưng đây chưa phải dấu ấn lớn nhất.

Sau khi rút khỏi HĐQT năm ngoái, vợ chồng ông Trần Mộng Hùng tiếp tục rút sở hữu cá nhân tại ACB, đặt toàn bộ quyền lực của gia tộc họ Trần tại ACB vào tay con trai Trần Hùng Huy

Năm 2013 – năm đầu tiên cầm quyền trọn vẹn, ông Trần Hùng Huy đối mặt với một diễn biến khó nhằn: thu nhập lãi thuần từ mảng tín dụng – mảng kinh doanh cốt lõi – giảm tới 36%.

Nguyên nhân là do Ngân hàng Nhà nước “siết” hoạt động cho vay liên ngân hàng, cũng như bản thân ACB chủ động “dứt” hoạt động cho vay nhiều rủi ro này. Năm 2013, thu nhập từ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác của ACB chỉ còn chiếm 4% thu nhập lãi tín dụng, giảm mạnh so với con số 21% của năm 2012.

Năm 2014, nguồn thu này tiếp tục hụt đi, tuy nhiên, ACB vẫn ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng trưởng 9%. Và nếu loại trừ nguồn thu liên ngân hàng, mức tăng lên đến 19% – một con số rất đáng khích lệ giữa thời điểm ảnh hưởng uy tín sau vụ bầu Kiên vẫn chưa phai.

Từ năm 2015 trở đi, thu nhập lãi thuần của ACB bắt đầu tăng ổn định ở mức 2 con số, bình quân 21%/năm.

Mở rộng ra tất cả các hoạt động, từ khi ông Trần Hùng Huy ngồi ghế chủ tịch, chưa năm nào lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ACB giảm. Tính bình quân, tăng trưởng lợi nhuận thuần giai đoạn 2013 – 2018 của ACB ở mức cao: 32%/năm.

Sau khi trích lập dự phòng, lợi nhuận của ACB thậm chí còn tăng mạnh hơn, bình quân tới 42%/năm, chủ yếu do 2 năm gần đây, mức tăng lợi nhuận lên đến 59% (năm 2017) và 141% (năm 2018).

Về nợ xấu, từ mức trên 3% cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ACB đã giảm chỉ còn 2,2% vào cuối năm 2014, tiếp tục giảm xuống 1,32% năm 2015 và chỉ còn vỏn vẹn 0,88% năm 2016. Năm 2017 và năm 2018 lần lượt ở mức 0,71% và 0,73%, thấp bậc nhật hệ thống ngân hàng.

Nếu tính cả nợ xấu tại VAMC, năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của ACB nhỉnh hơn một chút so với ngưỡng quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước nhưng sang năm 2015, tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn khoảng 2,5% và còn khoảng 1,5% vào năm 2016. Từ năm 2017, nợ xấu tại VAMC là không đáng kể (số dư chỉ vài chục tỷ đồng).

Trước thềm ĐHCĐ năm 2019, vị chủ tịch “7x đời cuối” – nay đã ở tuổi tứ tuần – đã mua vào tới 3,8 triệu cổ phiếu ACB, như một lời khẳng định bản thân “nhẹ nhàng” sau hơn 6 năm cầm quyền.

Trước đó, vợ chồng nhà sáng lập Trần Mộng Hùng (bố ruột của ông Trần Hùng Huy) và các thành viên trong gia đình đã thực hiện xong việc chuyển nhượng toàn bộ 51,7 triệu cổ phiếu từ cá nhân sang các tổ chức khác. Năm ngoái, vợ chồng ông Trần Mộng Hùng cũng đã rút khỏi HĐQT ACB.

Quyền lực của gia tộc họ Trần tại ACB, nay đã nhường toàn bộ cho ông Trần Hùng Huy.

Theo Minh Tâm/Vietnam Finance

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

DNTH: Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.

Sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với thế giới

DNTH: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, khu vực SMEs chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 60% việc làm và đóng góp gần 45% GDP. Dù có...

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại ĐBSCL

DNTH: Với quy mô cao 20 tầng và được vận hành quản lý bởi Hilton - Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới, công trình Khách sạn – Trung tâm thương mại – Trung tâm hội nghị thuộc Dự án Khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại dịch...

Tập đoàn Sơn Hải thắng thầu dự án tại Phú Yên với mức giảm 12,5%

DNTH: Dự án tuyến đường bộ ven biển Phú Yên, đoạn kết nối huyện Tuy An – TP. Tuy Hòa (giai đoạn 1), vừa chính thức xác định nhà thầu thực hiện.

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

XEM THÊM TIN