Chủ tịch Hồ Chí Minh “nhà báo vĩ đại” và những lời căn dặn về nghề báo
09:35 | 18/06/2021
DNTH: Theo Người: "chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho Nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân tức là không phải chân lý”. Đó là nhận định của “Nhà báo vĩ đại” - Chủ tịch Hồ Chi Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới.

“Báo chí là tuyên truyền, là cổ động, là đường lối lãnh đạo chung
Người bắt đầu sự nghiệp báo chí từ năm 1917 với động cơ rất thực tế: “phát biểu chính kiến của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng ngay tại nước Pháp để đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình”. Trong sự nghiệp cách mạng, cũng như sự nghiệp làm báo, Người rất tâm đắc những quan điểm của Lê nin về báo chí: “Trong thời đại ngày nay, không có tờ báo chính trị thì không thể có phong trào gọi là chính trị…chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện… báo chí là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung”.
Chính vì thế, cuối năm 1924, khi về đến Quảng Châu (Trung Quốc), với cái tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã bắt tay ngay vào việc chuẩn bị xuất bản một tờ báo chính trị, đồng thời mở những lớp huấn luyện tại Quảng Châu, học trò lúc này là những thanh niên ưu tú được cử từ Việt Nam sang (nòng cốt cho cách mạng sau này). Số đầu tiên của tờ Thanh niên, cơ quan của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (xuất bản ngày 21/6/1925) ra đời trong bối cảnh đó.
Từ khi ra đời, Báo chí cách mạng Việt nam trải qua chặng đường vẻ vang, đầy gian khổ, hy sinh để trưởng thành và phát triển, người làm báo thật sự là chiến sĩ, với cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén, góp phần xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau này, khi đất nước giành được độc lập, với cương vị là Chủ tịch nước, dù lịch làm việc dầy đặc, nhưng Người vẫn luôn quan tâm đến sự phát triển của nền báo chí cách mạng. Người chỉ rõ: “Về nội dung viết, mà các cô các chú gọi là đề tài thì tất cả những bài Bác viết chỉ có một đề tài là chống thực dân, đế quốc, chống phong kiến, địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó”. (là lời phát biểu của Bác tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ II, tháng 4/1959)
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, làm báo, Người đã viết khoảng 2.000 bài báo, tác phẩm được ký bằng 174 tên gọi, bí danh và bút danh khác nhau như: “Cách tổ chức các ủy ban nhân dân”; “Chính phủ là công bộc của dân”; “Thiếu óc tổ chức, một khuyết điểm lớn trong các Ủy ban nhân dân”; “Sao cho hợp lòng dân”; “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”; “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”; “Giữ bí mật”; “Dân vận”; “Tự phê bình”; “Chống quan liêu, tham ô, lãnh phí”; “Sửa đổi lối làm việc” ;“Cần kiệm liêm chính”... rất nhiều nội dung trong các bài báo của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, nóng hổi tính thời sự.

Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với người làm báo
Bác chỉ ra rằng: “cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ…bài báo là tờ hịch cách mạng”. Cho nên, điều đầu tiên mà bất cứ người cầm bút nào trên mặt trận báo chí cách mạng phải hiểu rõ mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng là gì?

Phải nói đúng sự thật
Theo quan điểm của Người, đề tài cho người cầm bút là "những điều mắt thấy, tai nghe". Nghĩa là viết báo trước tiên phải đúng sự thật, bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét kiểm tra, chọn lọc. “Bởi sự thực vừa là sức mạnh của bài nói, bài viết cũng đồng thời là thước đo đạo đức của người làm báo cách mạng”.
Tại Đại hội II Hội Nhà báo Việt Nam (16/4/1959), Bác đã nhận xét rằng, ưu điểm của các nhà báo là cơ bản nhưng khuyết điểm thì cũng còn nhiều. Một trong những khuyết điểm đó là "nắm vấn đề chính trị không được chắc chắn". Do đó, Người căn dặn: "tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc, làm chủ được bản thân,…đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được".
Đây chính là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nền tảng của người làm báo, đòi hỏi khi viết báo phải trung thực, tôn trọng sự thật, không làm sai lệch thông tin hoặc chạy theo lợi nhuận mà đưa những sự kiện “giật gân” để câu khách, “xào xáo” những thông tin có sẵn để viết bài. Mọi thông tin đưa ra công luận, phải phản ánh đúng bản chất sự thật khách quan, cung cấp hình ảnh chân thực về sự kiện và tình huống được thông tin, thông qua đó hướng dẫn, định hướng dư luận.
Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?
Bác từng nói: “bắn thì phải có bia, phải có mục tiêu”. Nghĩa là ngòi bút phải gắn với đối tượng cụ thể. Người còn nhắc nhở những người làm báo: “không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn”.
Trong bức thư "gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng" năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng. Một tờ báo không được đại đa số dân chúng ham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo" và “không riêng gì viết sách, viết báo, mà công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của Nhân dân”, bảo vệ quyền lợi của Nhân dân, nên với Bác, báo chí không chỉ là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể, mà còn là vũ khí sắc bén chống lại mọi biểu hiện phản động, tiêu cực đi ngược lại quyền lợi của Nhân dân, của đất nước; báo chí là công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.
Là một người giản dị và gần gũi quần chúng Nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặc biệt căn dặn các nhà báo trước khi cầm bút phải tự đặt câu hỏi cho mình: “viết để làm gì?”, “viết cái gì? viết cho ai? và “viết như thế nào?”. Lời dạy nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc, bởi đó chính là mục đích, động cơ làm báo; quan điểm về đối tượng phản ánh, tuyên truyền của báo chí; phương pháp làm báo mà Người định hướng.
Tại Đại hội lần thứ 3 của Hội Nhà báo Việt Nam (1962), Bác một lần nữa khẳng định: "nhiệm vụ của báo chí là phục vụ Nhân dân, phục vụ cách mạng". Tất cả những nhiệm vụ cách mạng đều là nhiệm vụ của báo chí, nhiệm vụ ấy bao trùm toàn bộ cuộc cách mạng, phục vụ mọi mặt đời sống xã hội, kinh tế, an ninh - quốc phòng, quan hệ quốc tế.

Viết thế nào cho thật giản dị, chân thực
Sau khi xác định rõ đối tượng chủ yếu của nền báo chí cách mạng, Bác cũng đặt vấn đề về cách viết thế nào cho thật giản dị, chân thực, lối hành văn ngắn, gọn, cô đọng, súc tích, sức thuyết phục cao. Người nhấn mạnh, làm báo phải viết để người đọc dễ hiểu, “đúng trình độ của người xem”, viết rõ ràng, gọn gàng; không được ham dùng chữ, những chữ mà không biết rõ thì không dùng. Người căn dặn, “phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và bảo vệ, phát triển tiếng nói của dân tộc… các nhà báo phải có trách nhiệm đừng để cho tiếng mẹ đẻ của chúng ta mỗi ngày một mai một đi”.
Những lời dậy của Bác là vậy, nhưng hơn ai hết, mỗi nhà báo, phóng viên phải tự đề cao trách nhiệm và sứ mệnh của mình với xã hội, nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước, không ngừng rèn luyện, phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, để báo chí xứng đáng là công cụ sắc bén, phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân.
Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử
Bác đã từng làm mọi công việc của nghề báo, từ viết bài, sửa bài, biên tập, tổ chức in ấn, phát hành, đến tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo việc làm báo. Do vậy, Bác rất hiểu và tạo điều kiện cho các nhà báo trong quá trình tác nghiệp. Bên cạnh đó, Bác còn trực tiếp hỗ trợ bài vở, biên tập lại nội dung sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Trong tin tường thuật Lễ khai mạc Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1959 của Nguyễn Mạnh Hào (Việt Nam Thông tấn xã) đưa lên Bác duyệt, có câu: “Các anh hùng, chiến sĩ thi đua trai gái, già trẻ...” Bác cầm bút đỏ, làm dấu ngoặc hoán vị “trai gái” thành “gái trai”. Bác nói, để “trai gái”, trai trước gái sau là không tôn trọng phụ nữ; hơn nữa để “trai gái” người ta dễ nghĩ đến chuyện trai gái, không hay.
Hay như xem Báo ảnh Việt Nam số 7/1965, có bài "càng leo cao càng ngã đau". Bác đã góp ý, "báo chí viết phải thật chính xác. Ai leo cao? Ai ngã đau?" Khi nhìn thấy tranh áp phích đăng ở bìa 4 Báo ảnh Việt Nam số 4/1968 với nội dung “Hà Nội chào mừng Huế, Sài Gòn”, Bác đã phê bình thẳng thắn, “tranh vẽ như thế không đúng! Tại sao, trong ba cô gái, cô gái Hà Nội lại to hơn và nổi bật hơn hai cô kia?”.
Có thể thấy, những di sản quý báu của Người để lại là vô giá, trong đó có tư tưởng, đạo đức, phong cách “nhà báo vĩ đại” sẽ sáng mãi trong lòng những người cầm bút và sự nghiệp báo chí Cách mạng Việt Nam.
Những chỉ dậy của Người là kim chỉ nan

Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội và là diễn đàn của Nhân dân, góp phần định hướng dư luận xã hội, cầu nối “ý Đảng với lòng dân”, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Để làm được điều đó, đội ngũ những người làm báo trong thời kỳ đổi mới, cần tích cực trau dồi, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ, phong cách làm báo theo gương “nhà báo vĩ đại”
Trong kỷ nguyên số - cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội và thách thức, đòi hỏi báo chí không ngừng lớn mạnh, thay đổi để thích ứng phát triển. Hiện tại, với đại dịch thế kỷ mang tên Covid - 19 đang hoành hành trên toàn cầu, thảm họa của toàn nhân loại, báo chí lúc này đóng một vài trò quan trọng và thiết thực; hiện thân như một cầu nối, thông điệp truyền tải; ngoài những tin tức nóng hổi cập nhật tình hình dịch bệnh, những chỉ đạo sát sao, thần tốc, quyết liệt của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương; thì bên cạnh đó, báo chí còn góp phần lan tỏa nhiều tấm gương, nhiều hình ảnh đẹp về những hi sinh thầm lặng của các y, bác sỹ, những người chiến sỹ…ngày đêm làm nhiệm vụ vì sự an toàn và hạnh phúc của Nhân dân, nhằm cổ vũ mạnh mẽ tinh thần tới những người đang làm công tác ở đầu trận tuyến.
Đặc biệt, trong 35 năm đổi mới, báo chí nước ta đã đi đầu trong việc định hướng tư tưởng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tích cực đấu tranh chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; nhất là phản ánh chính xác, kịp thời, đưa tin nhanh chóng góp phần vào thành công của kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2021.
Quá trình trưởng thành vượt bậc cả về “lượng và chất”, “nội dung và hình thức” của nền báo chí cách mạng Việt Nam và sự lớn mạnh chưa từng có của đội ngũ những người làm báo trong suốt 96 năm qua (21/6/1925 – 21/6/2021), là một minh chứng hùng hồn nhất về vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là vai trò của “nhà báo vĩ đại” đối với báo chí cách mạng Việt Nam./.
TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1890 - 1969)
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc)
Sinh ngày 19/5/1890
Quê quán: Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Người sinh ra trong một gia đình: bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày...
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
Hoàng Lan (TH)
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Danh nhân văn hóa /
- Chủ tịch Hồ Chí Minh /
- Nhà báo /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Bắc Giang: Biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu
DNTH: Ngày 1/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, nhân kỷ niệm 32 năm Ngày Quốc tế người khuyết tật 3/12 (1992-2024), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ...

Hành trình ý nghĩa gắn kết doanh nghiệp, lan tỏa yêu thương tại Bệnh viện Trung ương Huế
DNTH: Trong không khí những ngày cuối năm, khi tinh thần sẻ chia và yêu thương lan tỏa khắp nơi, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam đã phối hợp cùng Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn và nhãn hàng...

Mang tình thương yêu đến với học sinh vùng cao
DNTH: Với tinh thần tương thân tương ái và mong muốn sẻ chia những khó khăn, CLB Thiện Tâm cùng CLB Mầm Xanh đã tổ chức chuyến thiện nguyện “Hơi ấm mùa Đông 2024” đến thăm và hỗ trợ học sinh tại Trường Mầm non Họa Mi, xã La Pán...

PVcomBank hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
DNTH: Ngày 13/11/2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc triển khai các giải pháp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
DNTH: Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc khu dân cư khu 8, thị...

Mang yêu thương đến với các em học sinh bản Tả Phìn
DNTH: Xã Tả Phìn là xã vùng cao nằm ở phía Bắc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nơi sinh sống của đa số dân cư đồng bào dân tộc thiểu số và vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Đặc biệt, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...