Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên

16:53 | 22/05/2021

DNTH: Cách đây tròn 75 năm diễn ra cuộc “Tổng tuyển cử đầu tiên”, tháng 1-1946, và cũng là năm kỷ niệm tròn 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021). Trong suốt cuộc đời của mình, Bác tham gia với tư cách ứng cử viên đồng thời cũng là cử tri đi bầu cử 3 nhiệm kỳ Quốc hội, (Khóa I, Khóa II, Khóa III). Ở cương vị nào, Bác cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc về tinh thần, trách nhiệm của một người công dân đối với đất nước.

Đến ngày 23/5/2021 tới, cử tri nước ta sẽ đón chào ngày hội bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp Nhiệm kỳ 2021 – 2026, nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Quay lại lịch sử 75 năm trước, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của cả nước, Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết. Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân”.

Cùng với việc chuẩn bị chu đáo cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa I, để cổ vũ, động viên nhân dân cả nước tích cực thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình, ngày 5/1/1946, trước Tổng tuyển cử một ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu: "Ngày mai là một ngày đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ", "là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu tận dụng, hưởng quyền dân chủ của mình... Ngày mai, dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: Về mặt trận quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn". Vì thế mà "ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do"

Hưởng ứng lời hiệu triệu thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 6/1/1946, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, mọi người dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, đảng phái, tôn giáo, đều được hưởng quyền bầu cử và ứng cử. Với tinh thần yêu nước nồng nàn và khí thế hào hùng của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã nô nức tham gia bầu cử, bất chấp sự phá hoại điên cuồng của các thế lực xâm lược và chống đối. Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/946 đã diễn ra thành công tốt đẹp.

z2483880818456_fb3d7a288fdfa53358fef6c7883f95ad
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (02/3/1946).(Ảnh tư liệu).

Trong đó, có 89% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu, nhiều nơi đạt 95%. Cả nước đã bầu được 333 đại biểu Quốc hội, và Người là ứng cử viên trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%). Trong cuộc đời mình, Bác Hồ là ứng cử viên đồng thời cũng là cử tri đi bầu cử 3 nhiệm kỳ Quốc hội, gồm: Quốc hội khóa I (1946 - 1960), Quốc hội khóa II (1960 - 1964) và Quốc hội khóa III (1964 - 1971).

Với ý nghĩa đó, đất nước đã trải qua 14 kỳ bầu cử với số lượng đại biểu như sau:

Quốc hội khóa I (1946-1960): ngày 6/1/1946: 403 đại biểu.

Tiếp đó, Quốc hội khóa II (1960-1964) được bầu ngày 8/5/1960, 453 đại biểu.

Quốc hội khóa III (1964-1971) được bầu ngày 26/4/1964, gồm 455 đại biểu.

Quốc hội khóa IV (1971-1975) được bầu ngày 11/4/1971, có 420 đại biểu. Quốc hội khóa V (1975-1976) có 424 đại biểu, được bầu ngày 6/4/1975.

Quốc hội khóa VI (1976-1981)-Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất được bầu ngày 25/4/1976, với 492 đại biểu.

Quốc hội khóa VII (1981-1987) được bầu ngày 26/4/1981, gồm có 496 đại biểu.

Quốc hội khóa VIII (1987-1992) được bầu ngày 19/4/1987, có 496 đại biểu.

Quốc hội khóa IX (1992-1997) được bầu ngày 19/7/1992, gồm có 395 đại biểu.

Quốc hội khóa X (1997-2002) được bầu ngày 20/7/1997, gồm 450 đại biểu.

Quốc hội khóa XI (2002-2007) được bầu ngày 19/5/2002, có 498 đại biểu.

Quốc hội khóa XII (2007-2011) được bầu ngày 20/5/2007, có 493 đại biểu.

Quốc hội khóa XIII (2011-2016) được bầu ngày 22/5/2011, với 500 đại biểu.

Quốc hội khóa XIV (2016-2021) được bầu ngày 22/5/2016, với 496 đại biểu và đến ngày 19.9.2019, Quốc hội Việt Nam khóa XIV chỉ còn có 483 đại biểu.

Quốc hội khóa XV (2021-2026)  sẽ được bầu vào ngày 23/5/2021 tới đây.

 Từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp sau đó, trải qua các kỳ bầu cử, đất nước ta một lần nữa khẳng định mục tiêu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là sự lựa chọn những đại biểu có đủ đức và tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tại các cơ quan quyền lực nhà nước, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong sạch, vững mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau 75 năm, bài học quý giá của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về Quốc hội và bầu cử Quốc hội vẫn còn nguyên giá trị. Hiện nay, với tinh thần và khí thế mới, chúng ta tin rằng, ngày 23 tháng 5 tới, mỗi cử tri sẽ phát huy quyền và trách nhiệm của mình, hăng hái đi bầu cử để lựa chọn những người thực sự xứng đáng tham gia Quốc hội và HĐND các cấp. Qua đó, Quốc hội các khóa tiếp theo và Quốc hội các khóa tới không ngừng lớn mạnh, đáp ứng những yêu cầu của đất nước, đáp ứng sự tin tưởng của cử tri./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

PVcomBank hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

DNTH: Ngày 13/11/2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc triển khai các giải pháp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

DNTH: Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc khu dân cư khu 8, thị...

Mang yêu thương đến với các em học sinh bản Tả Phìn

DNTH: Xã Tả Phìn là xã vùng cao nằm ở phía Bắc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nơi sinh sống của đa số dân cư đồng bào dân tộc thiểu số và vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Đặc biệt, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở...

ABBANK và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

DNTH: Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành...

'Chìa khóa' gắn kết tình quân dân

DNTH: Đọc thông, nói thạo tiếng dân tộc không chỉ là điều kiện quan trọng giúp cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng thực hiện phương châm “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc) mà còn thể hiện sâu sắc...

Giải quần vợt thiện nguyện, chung tay xây dựng 5 nhà tình nghĩa tại TP. Pleiku

DNTH: Sáng 17/10, tại phường Thống Nhất, Ban tổ chức Giải Quần vợt thiện nguyện vì người nghèo TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai)-Cúp Mỏ đá Làng Bi lần II năm 2024, tiến hành trao tiền xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo trên địa bàn.

XEM THÊM TIN