Chủ tịch Vietcombank: 'Số 1 của ngày hôm nay là kết quả từ 5 năm trước'
21:11 | 05/02/2019
DNTH: “Lãi khủng”, “hiệu quả chi phí vốn cao nhất hệ thống” là những từ khoá gắn với Vietcombank gần đây. Trước thềm Tết Kỷ Hợi, Chủ tịch Vietcombank chia sẻ với VietnamFinance về những cột mốc đạt được trong 5 năm qua, tạo đà vươn ra châu lục và thế giới.

Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành
Năm 2014 về trước, Vietcombank là định chế đứng đầu hệ thống về những chỉ tiêu chủ chốt nhưng ẩn sâu trong đó là những dấu hiệu trì trệ và ngân hàng thì loay hoay tìm hướng đi. Thậm chí có năm ở thời kỳ đó, tín dụng ngân hàng không tăng trưởng.
Nhưng từ 2015 đến nay, ngân hàng khoác lên mình một diện mạo mới đầy năng động, nhạy bén, lợi nhuận tăng vượt bậc, thu nhập và môi trường lao động hấp dẫn.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank nói với VietnamFinance: "Năm 2017 và 2018, Vietcombank đạt những dấu mốc tăng trưởng vượt bậc. Kết quả này nhờ vào việc kịp thời xoay trục kinh doanh theo hướng mua buôn, bán lẻ".
- Thưa ông, tại sao phải xoay trục mua buôn, bán lẻ khi mà ở những ngân hàng khác đang giành giật từng đơn hàng tín dụng lớn?
Để làm được điều này, chúng tôi tập trung huy động những khoản lớn có chi phí thấp. Nhưng ở chiều ra, ngân hàng tập trung bán lẻ vì giải quyết được những vấn đề sau: lãi suất đầu ra cao hơn nhưng nợ xấu thấp hơn rất nhiều so với nợ xấu bán buôn, tổn thất ít hơn do được phân tán.
Chẳng hạn, khách vay 6 tỷ đồng để họ mua nhà 10 tỷ đồng, ngân hàng nhận tài sản bảo đảm là cái nhà này. Nếu vì một lý do nào đó khách hàng không trả được nợ, ngân hàng bán tài sản bảo đảm nói trên, vẫn thu hồi được nợ, kể cả khi giá giảm. Bán buôn cũng tốt nhưng lãi suất thấp hơn và rủi ro xảy ra thường rất lớn.
Năm 2018, huy động vốn bán buôn tăng gần 20%, huy động vốn bán lẻ tăng 9%, tổng huy động vốn tăng khoảng 14 – 15%. Còn tín dụng bán buôn, ngân hàng khống chế chỉ tăng 3% trong khi tín dụng bán lẻ tăng 34%.
Tỷ trọng dư nợ bán lẻ cách đây 5 năm là 20% nhưng đến cuối 2018 là 46%, tăng hơn 2 lần. Dĩ nhiên, ngân hàng không từ chối bán buôn tín dụng. Ở những đơn hàng tín dụng lớn, chúng tôi luôn đề nghị khách hàng dùng kết hợp các sản phẩm dịch vụ đi kèm như: thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ…
Đặc biệt, ngân hàng kiểm soát tăng trưởng tín dụng rất chặt chẽ, ví dụ, Ngân hàng Nhà nước cho phép Vietcombank tăng trưởng 15% nhưng chúng tôi không sử dụng hết dư địa này.
Vietcombank không mặn mà với các đơn hàng tín dụng lớn. Ảnh: Quỳnh Trang
- Sự thay đổi có tính chiến lược nêu trên đã tác động như thế nào tới chất lượng tín dụng, thưa ông?
Quốc hội giao chỉ tiêu nợ xấu cho Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là dưới 3%, trong đó bao gồm nợ nội bảng và nợ tại VAMC. Đây là chỉ đạo đúng đắn nhằm tránh trường hợp nợ xấu nội bảng cao thì bán sang VAMC để che đậy.
Năm 2016, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên mua toàn bộ nợ xấu tại VAMC, trước 2 năm so với kế hoạch. Tính đến 31/12/2018, nợ xấu nội bảng (không còn nợ tại VAMC) của Vietcombank chỉ 0,97%/tổng dư nợ. Đây là tỷ lệ nợ xấu thấp nhất thị trường và thấp nhất trong lịch sử Vietcombank, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu phân loại nợ theo Quyết định 493 (Quyết định 493 ra đời cách đây 10 năm và đã tiệm cận với thông lệ quốc tế - NV).
Mặt khác, Vietcombank có cơ chế trích lập dự phòng rủi ro đúng quy định Ngân hàng Nhà nước, thậm chí thận trọng hơn.
Cụ thể, theo quy định: Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện tài sản bảo đảm được loại trừ tối đa khi trích lập dự phòng rủi ro (không quy định tối thiểu - NV).
Có nghĩa: có 100 đồng nợ xấu khi trích lập, kể cả khi chuyển sang nợ nhóm 5, nếu có tài sản bảo đảm là bất động sản sẽ loại trừ 35%/giá trị bất động sản, tức là chỉ phải trích 65 đồng. Tuy nhiên, Vietcombank trích lập hẳn với 95 đồng, chỉ loại trừ 5% thay vì 35% như quy định.
Với máy móc thiết bị, quy định cho phép loại trừ tối đa 30% nhưng Vietcombank đưa về 0%, có nghĩa trích lập cả 100%.
Nhờ đó, tỷ lệ dự phòng bao phủ tổng nợ xấu của Vietcombank mới lên tới 165%. Nói cách khác, có 100 đồng nợ xấu thì có 165 đồng dự phòng.
- Trích lập dự phòng lớn ở mức đó, đã tác động như thế nào đến các chỉ số tài chính khác, thưa ông?
Trích dự phòng ở mức 30% hay 35% như nêu trên thì mức lợi nhuận chắc chắn sẽ cao hơn 18 nghìn tỷ đồng như kết quả kinh doanh năm 2018, thậm chí có thể vọt lên 20 nghìn tỷ đồng.
Ngược lại, lợi nhuận sẽ bị giảm. Nhưng cái gì cũng có tính hai mặt, quan trọng là Vietcombank lựa chọn con đường phát triển bền vững làm nền tảng để hướng tới những mục tiêu lớn hơn. Đó là vươn ra tầm cỡ khu vực và thế giới như Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước từng giao nhiệm vụ.
Năm 2013 – 2015, Vietcombank đứng thứ ba hệ thống về lợi nhuận nhưng đến 2017, chúng tôi vọt lên đứng số 1 với con số 11.300 tỷ đồng. Nhưng kỷ lục này bị phá vào cuối năm 2018 khi con số lợi nhuận hợp nhất lên tới 18.300 tỷ đồng, cao bằng 2 ngân hàng lớn nhất trong hệ thống gộp lại.
Cũng năm 2018 (ngày 28/12), khi bán thành công 3% vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu lớn nhất trên thị trường với mức gần 70 nghìn tỷ đồng.
Lợi nhuận/vốn (ROE) trên 28%, hệ số CAR xấp xỉ 10.
Lợi nhuận Vietcombank bằng 2 ngân hàng lớn khác gộp lại. Biểu đồ: An Thơ
- Gần 5 năm trước, Ngân hàng Nhà nước thí điểm 10 ngân hàng áp dụng basel II nhưng đến nay chỉ có Vietcombank và 1 đơn vị khác hoàn thành. Ông nói gì về điều này?
Các ngân hàng khác áp dụng basel II rất khó khăn vì khi áp công thức vốn/tổng tài sản có rủi ro thì nếu tổng tài sản có rủi ro mà tỷ lệ cho vay bất động sản lớn thì bị áp hệ số 200%. Do đó, hệ số CAR bị kéo giảm thấp xuống lại không phù hợp với áp dụng basel II.
Để thực hiện được basel II, Vietcombank đã thành lập ban triển khai 82 sáng kiến, mời tư vấn nước ngoài vào quần quật 2 năm liền thì nay mới có kết quả như vậy.
Theo như một số tín hiệu phát đi từ Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2019, những ngân hàng nào áp dụng basel II sẽ được nới lỏng những quy định về hành chính, chẳng hạn như quota về tăng trưởng tín dụng.
Tất nhiên, khi áp dụng basel II thì phải chấp nhận nỗi đau. Đó là phải minh bạch tất cả báo cáo ra thị trường và đặc biệt là vốn. Phải thấy, có 100 đồng cho vay 95 đồng sẽ hiệu quả hơn là cho vay 90 đồng do phải giữ lại đề phòng rủi ro.
Chưa kể một loạt đòi hỏi về dự phòng đối với các lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản. Tóm lại, khi áp dụng basel II thì sẽ tốn vốn hơn. Ở các ngân hàng trên thế giới đang áp dụng basel III, basel IV thì càng tốn vốn hơn nữa.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Basel II tại Việt Nam /
- lợi nhuận khủng /
- Nghiêm Xuân Thành /
- lợi nhuận Vietcombank /
- 18.300 tỷ đồng /
- Vietcombank /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

PV GAS CA MAU: 19 năm ghi dấu hành trình trưởng thành
DNTH: Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 19 ngày thành lập (03/7/2006 - 03/7/2025), Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) đã tổ chức chuỗi các hoạt động ý nghĩa nhằm ghi nhận những kết quả đã đạt được và định hướng phát triển đơn vị trong thời...

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
DNTH: Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của...

Doanh số Sao Ta tăng vọt 43% trong nửa đầu năm 2025
DNTH: Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex – mã: FMC) ghi nhận doanh số tiêu thụ nửa đầu năm đạt 135,6 triệu USD (khoảng hơn 3.550 tỷ đồng), tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, nhờ sản lượng tôm tăng mạnh.

PV GAS đẩy mạnh triển khai các giải pháp hoàn thành vượt chỉ tiêu quản trị năm 2025
DNTH: Tổng Giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa ban hành chỉ thị, yêu cầu tập thể lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và cán bộ công nhân viên toàn đơn vị tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản...

IMC khẳng định vị thế với giải thưởng "Doanh nghiệp phát triển bền vững 2025"
DNTH: Ngày 27/6, tại lễ công bố và vinh danh “Thương hiệu xuất sắc Châu Á 2025” Công ty Cổ phần Dịch vụ Quản lý vận hành khu công nghiệp IMC (một thành viên của ROX Key) đã được xướng tên ở hạng mục “Doanh nghiệp phát triển bền...
Bầu Đức chi 4.048 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
DNTH: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa thông qua phương án mua lại toàn bộ trái phiếu HAGLBOND16.26 - nhóm B, với tổng giá trị gốc và lãi lên tới 4.048 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình thoát khỏi gánh nặng nợ...
Đô thị cuộc sống
-
Mức hỗ trợ đóng BHYT mới nhất từ ngân sách theo Luật BHYT sửa đổi từ tháng 7/2025
-
Hà Nội đề xuất hỗ trợ 3 triệu/người để mua xe điện
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Rắn cạp nong cắn: Lời cảnh tỉnh từ ca bệnh hiểm nghèo ở Gia Lai
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...