Chuyên canh lúa chất lượng cao cho năng suất tăng hơn 1,5 tấn/ha

16:02 | 11/12/2024

DNTH: Tỉnh Trà Vinh đang thu hoạch diện tích lúa sản xuất trong Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030", với năng suất đạt rất cao, khoảng 7,3 tấn/ha, cao hơn vụ Hè Thu 0,8 tấn/ha và cao hơn vụ Thu Đông năm trước khoảng 1,5 tấn ha.

Chú thích ảnh
Mô hình thí điểm chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hợp tác xã nông nghiệp Phát Tài đang được thu hoạch.

Ông Trần Văn Chung, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Phát Tài, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành cho biết, đây là vụ thứ 2 liên tiếp hợp tác xã tham gia Đề án và sản xuất đạt hiệu quả cao; cũng là vụ Thu Đông có năng suất lúa cao nhất so với các vụ Thu Đông trước đây.

Hợp tác xã nông nghiệp Phát Tài và Hợp tác xã Nông nghiệp Phước Hảo (xã Phước Hảo), huyện Châu Thành là 2 trong số 7 hợp tác xã ở 5 tỉnh, thành (Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Trà Vinh) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn làm mô hình thí điểm canh tác theo quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp để nhân rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long từ vụ Hè Thu 2024.

Vụ Thu Đông này, Hợp tác xã Nông nghiệp Phát Tài tiếp tục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ duy trì mô hình; với 48 hộ tham gia trên tổng diện tích 48,4 ha, sử dụng giống OM 5451, thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày. Kết quả, thành viên tham gia mô hình giảm chi phí sản xuất khoảng 13% (giảm 3,2 triệu đồng/ha); trong đó, giảm 65 kg lúa giống/ha (43% lượng giống) so với tập quán canh tác cũ; giảm 37% chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ vậy, lợi nhuận của nông dân tham gia mô hình tăng thêm 16% (5,75 triệu đồng/ha) so với ngoài mô hình.

Đặc biệt, mô hình giảm lượng khí phát thải từ 20 - 30% so với tập quán canh tác cũ, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, giúp tỉnh Trà Vinh từng bước xây dựng thương hiệu gạo giảm phát thải, tăng giá trị ngành hàng lúa gạo địa phương.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Phát Tài Trần Văn Chung cho biết, vụ sản xuất này, thành viên tham gia mô hình đã khá thành thạo kỹ thuật sản xuất, không còn bỡ ngỡ như vụ trước. Thấy rõ hiệu quả kinh tế nên hiện nay nhiều thành viên đăng ký tham gia Đề án. Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2024 - 2025, hợp tác xã sẽ mở rộng diện tích theo mô hình thêm 50 ha.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Lê Văn Đông, việc gieo sạ mật độ thưa (70 - 80 kg/ha), bón lót phân hữu cơ đầu vụ giúp mô hình giảm đáng kể lượng phân hóa học, nhất là giảm phân đạm, hạn chế tối đa khả năng phát sinh và gây hại của sâu bệnh, từ đó giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, tăng lợi nhuận và phẩm chất hạt gạo.

Đây là vụ thứ 2 liên tiếp, mô hình thí điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đáng kể chất lượng lúa gạo, giảm thiểu các mối nguy hại từ canh tác truyền thống, như lạm dụng phân bón hóa học, sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật dẫn đến mất cân bằng sinh thái, suy thoái đất... Mô hình góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đã giải quyết được bài toán kinh tế tăng thu nhập cho hộ nông dân theo hướng bền vững.

Hiện nay, tỉnh Trà Vinh đang tích cực mời gọi các doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư cho mô hình; đầu tư và tiêu thụ lúa gạo trong mô hình. Ngành nông nghiệp tỉnh cũng phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn để thay đổi tập quán canh tác, nâng cao nhận thức cho người dân, khuyến khích nông dân tuân thủ  quy trình canh tác theo Đề án; đồng thời, phối hợp Viện Môi trường Nông nghiệp và Công ty cổ phần Rynan Technologies Vietnam tính toán lượng khí phát thải tại mô hình.

Tỉnh Trà Vinh bắt đầu thực hiện 2 mô hình điểm trong Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" từ vụ Hè Thu 2024, trên tổng diện tích 98,4 ha, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ triển khai. Đến vụ Thu Đông, tỉnh đã nhân rộng lên 6 mô hình và sẽ liên tục nhân rộng trong thời gian tới. Dự kiến, vụ Đông Xuân 2024 - 2025, toàn tỉnh sẽ mở rộng lên 7.245 ha, đến năm 2025 phát triển lên 10.550 ha, và đến năm 2030 đạt diện tích 30.736 ha.

Theo TTXVN

Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/chuyen-canh-lua-chat-luong-cao-cho-nang-suat-tang-hon-15-tanha-20241211102326464.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh

DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha

DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn

DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn

DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Kiểm soát nghiêm ngặt chăn nuôi động vật hoang dã

DNTH: Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã tại Đồng Nai đang phát triển mạnh, mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.

XEM THÊM TIN