Chủ nhật, 24/09/2023, 16:43

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Tin tức kinh tế Thị trường

Chuyên gia kinh tế: "Cái hay nhất của hàng không Việt Nam chính là cạnh tranh"

Tại cuộc tọa đàm về thúc đẩy phát triển ngành hàng không Việt Nam chiều nay (11.4) tại Bình Định, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, cái hay nhất của ngành hàng không trong nước hiện nay chính là mức độ cạnh tranh giữa các hãng hàng không đang rất quyết liệt.

Ông Phạm Văn Hảo - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - cho biết như vậy tại cuộc tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy hàng không Việt phát triển bền vững”, do Báo Giao thông tổ chức chiều 11/4, tại tỉnh Bình Định.

Chuyên gia kinh tế: Cái hay nhất của hàng không Việt Nam chính là cạnh tranh - 1

Tăng trưởng "nóng" của hàng không Việt Nam được bàn luận tại cuộc tọa đàm chiều 11/4

Tăng trưởng ấn tượng

Bàn về tăng trưởng hàng không, Phó cục trưởng Phạm Văn Hảo đề cập tới “động lực” của tăng trưởng là sự cạnh tranh, đây là vấn đề rất thiết thực, bổ ích, không chỉ cho lĩnh vực hàng không, mà cho cả những đơn vị có liên quan đến ngành hàng không.

Theo ông Hảo, năm 2008 tổng số tàu bay của Việt Nam chỉ có 60 tàu nhưng hiện tại đã tăng lên gấp 3 lần với 192 tàu. Độ tuổi trung bình của đội tàu bay Việt Nam hiện nay chỉ là 5,8 tuổi, so với năm 2008 là 8,8 tuổi. Năm 2008, tàu bay sở hữu của chúng ta chỉ có 29 tàu, còn lại là tàu đi thuê, nhưng hiện nay là 57 tàu bay sở hữu.

“Nếu như trước đây, đội bay chủ yếu chỉ có Vietnam Airlines, còn hiện nay có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tư nhân, cụ thể là Vietjet, Bamboo Airways. Sự thay đổi này rõ ràng ở cả chất và lượng. Mạng đường bay của hàng không Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến sau 10 năm với gần 60 đường bay nội địa và 130 đường bay quốc tế so với 25 đường bay nội địa và 54 đường bay quốc tế vào năm 2008.” - ông Hảo cho hay.

Năm 2008, các chuyến bay quốc tế chủ yếu bay qua Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, nhưng thời điểm hiện nay đã kết nối với rất nhiều cảng khác như: Cát Bi, Cần Thơ, Cam Ranh, Liên Khương, Phú Quốc…. Điều này đã tạo ra bước phát triển tương đối vững chắc, bền vững.

Chuyên gia kinh tế: Cái hay nhất của hàng không Việt Nam chính là cạnh tranh - 2

Ông Phạm Văn Hảo - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam

Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết: “Ngành hàng không của chúng ta vẫn còn khá non trẻ nhưng các tổ chức quốc tế đã đánh giá hàng không Việt Nam thuộc diện tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức 2 con số liên tục trong 10 năm qua”.

"Hay nhất là cạnh tranh"

Đề cập tới sự tăng trưởng "nóng" của hàng không Việt Nam, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - cho rằng có rất nhiều lí do khiến hàng không tăng trưởng nóng. Có thể do nhu cầu của tầng lớp trung lưu trẻ, của những người lớn tuổi có tiền, lao động Việt Nam ra nước ngoài, khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam…

“Có hai câu chuyện lớn nhất dẫn đến sự phát triển của hàng không Việt Nam, đó là sự phát triển kinh tế trong nước và thu nhập của người dân, đặc tính các phân khúc dân số Việt Nam. Việt Nam đang trở thành trung tâm kết nối thế giới với mức độ hội nhập rất sâu. Chính mức độ hội nhập này là kéo hàng không tăng trưởng vừa là sức ép với hàng không Việt Nam, cùng với nhu cầu dịch chuyển của con người ở các phân khúc khác nhau.” - ông Võ Trí Thành phân tích.

Chuyên gia kinh tế: Cái hay nhất của hàng không Việt Nam chính là cạnh tranh - 3

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: "Cái hay nhất của hàng không Việt Nam thời gian qua là cạnh tranh"

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cũng nhấn mạnh, cái hay nhất của hàng không Việt Nam thời gian qua là cạnh tranh, không có cạnh tranh thì tất cả nhu cầu của chúng ta không có. Cạnh tranh của hàng không Việt Nam có cái chung của cạnh tranh trên thị trường nhưng cũng có cái rất đặc biệt. Đang có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các hãng hàng không, nhờ đó đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Tại cuộc tọa đàm, đại diện hãng bay mới nhất Việt Nam vừa gia nhập thị trường hàng không, ông Đặng Tất Thắng - Phó chủ tịch thường trực Bamboo Airways - cho biết: Cạnh tranh ở đây không chỉ giữa các hãng hàng không mà cạnh tranh giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân. Thời kỳ mở cửa, Nhà nước chỉ giữ vai trò định hướng đường lối, chính sách, còn lại làm sao tạo môi trường Nhà nước và tư nhân bình đẳng với nhau. Lĩnh vực nào Nhà nước làm tốt thì Nhà nước làm, không thì để tư nhân làm.

“Ngoài cạnh tranh giữa kinh tế tư nhân và Nhà nước, cạnh tranh giữa các hãng hàng không thì đặc điểm của hàng không là cạnh tranh sẽ mang lại lợi ích lớn cho người dùng. Vì chúng tôi cạnh tranh để cùng phát triển, không phải cạnh tranh để chiến thắng đối thủ hay làm cho đối thủ không tốt đi.” - ông Thắng bày tỏ.

Chuyên gia kinh tế: Cái hay nhất của hàng không Việt Nam chính là cạnh tranh - 4

Ông Đặng Tất Thắng - Phó chủ tịch thường trực Bamboo Airways

Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Đỗ Đức Tú - đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đỗ Đức Tú - đánh gia, sự phát triển nóng của hàng không có mặt tích cực và cả hệ luỵ nhất định.

“Tích cực vì đây là cơ hội phát triển hàng không, phát triển kinh doanh vận tải hàng không. Nhưng tăng trưởng quá nhanh, khả năng đáp ứng về hạ tầng sân bay, cụ thể là hạ tầng chưa theo kịp tốc độ của vận tải.” - ông Tú cho biết.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, các hãng hàng không có thể huy động được các nguồn vốn để thành lập một hãng hàng không, ký hợp đồng mua tàu bay rất lớn, nhưng con người là vấn đề phải quan tâm. “Có phương tiện nhưng phải có người vận hành đảm bảo an toàn tuyệt đối.” - ông Tú nói.

Chuyên gia kinh tế: Cái hay nhất của hàng không Việt Nam chính là cạnh tranh - 5

Cuổi tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy hàng không Việt phát triển bền vững”, do Báo Giao thông tổ chức chiều 11/4

Theo Châu Như Quỳnh

Dân Trí

Cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản đang khởi sắc trở lại

Thị trường bất động sản đang khởi sắc trở lại

Các hoạt động mua bán đã trở về trạng thái bình thường trên thị trường BĐS sau thời điểm dịch Covid-19 được kiểm soát.
Khách du lịch nội địa đang là "cứu cánh" cho BĐS nghỉ dưỡng

Khách du lịch nội địa đang là "cứu cánh" cho BĐS nghỉ dưỡng

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Bộ phận Khách sạn Savills Châu Á – Thái Bình Dương cho rằng, các khách sạn phụ thuộc vào khách du lịch nước ngoài đang gặp khó khăn, điều đáng mừng là doanh thu dịch vụ ăn uống đã phục hồi trở lại. Khách nội địa đang mang lại lợi ích lớn đối với thị trường BĐS nghỉ dưỡng.
Nhà đầu tư bất động sản chuộng "lướt sóng" đất nền

Nhà đầu tư bất động sản chuộng "lướt sóng" đất nền

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay thị trường BĐS không phải thị trường của NĐT lướt sóng, tuy nhiên hoạt động này vẫn âm thầm diễn ra, thậm chí ở hầu hết các dự án mới chào bán, hoạt động đầu tư lướt sóng có thể chiếm từ 30-40%.
Ô tô nhập khẩu bật lên nửa đầu tháng 5 với 7.611 xe

Ô tô nhập khẩu bật lên nửa đầu tháng 5 với 7.611 xe

Đang có chiều hướng giảm thời gian gần đây, lượng ô tô nhập khẩu bất ngờ vọt lên trong 15 ngày đầu tháng 5 với 7.611 xe về Việt Nam, tổng kim ngạch 163,4 triệu USD, theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Bộ GTVT cấm Grab hoạt động ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc

Bộ GTVT cấm Grab hoạt động ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có Công văn số 3502/BGTVT-VT do Thứ trưởng Lê Đình Thọ trả lời về việc chấn chỉnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hỗ trợ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng và xe taxi của Công ty TNHH Grab trên địa bàn các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và TP. Hà Nội.
Ông Nguyễn Trần Nam: Không có bong bóng bất động sản trong vài năm tới

Ông Nguyễn Trần Nam: Không có bong bóng bất động sản trong vài năm tới

Ngân hàng giảm tín dụng vào thị trường BĐS. Trong khi, vốn chủ yếu của thị trường BĐS là vốn vay từ ngân hàng, vốn huy động từ khách hàng, vốn từ các quỹ không có và vốn tự có rất ít
Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng dệt may tại Ấn Độ

Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng dệt may tại Ấn Độ

Từ ngày 20-22/1, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Pragati Maidan, thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã diễn ra Hội chợ dệt may quốc tế Ấn Độ lần thứ 64 (IIGF). Các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tham dự sự kiện này để kết nối và tìm kiếm nguồn hàng nguyên phụ liệu dệt may.
Phố kinh doanh sầm uất tại Hà Nội đồng loạt đóng cửa treo biển sang nhượng, cho thuê cửa hàng do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Phố kinh doanh sầm uất tại Hà Nội đồng loạt đóng cửa treo biển sang...

Nhiều cửa hàng tại phố Thái Hà, Chùa Bộc (quận Đống Đa, TP Hà Nội), nơi được coi là trục đường kinh doanh sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất tại Hà Nội đã đồng loạt đóng cửa, treo biển cho thuê cửa hàng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.