Chuyên gia lên tiếng về giải pháp thu gom, xử lý rác pin Mặt Trời
11:48 | 12/09/2020
DNTH: Hiện nay tại Việt Nam, điện Mặt Trời đang phát triển với tốc độ khá nhanh, vấn đề đặt ra là hàng chục năm sau, lượng pin thải ra có thể lên đến hàng triệu tấn.
Lắp đặt tấm pin Mặt Trời trên mái nhà tại một hộ dân trên đường Mê Linh, thành phố Nha Trang. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN) |
Với các chính sách khuyến khích phát triển, điện Mặt Trời đang nhận được sự quan tâm và đầu tư lớn tại Việt Nam.
Theo Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, công suất lắp đặt điện Mặt Trời sẽ vào khoảng 29.000 MWp và 170.000 MWp.
Lượng phế thải từ các tấm pin này có thể lên đến hàng triệu tấn, nếu không được quản lý, thu gom, tái chế sẽ gây ra những vấn đề cho môi trường.
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, tấm pin Mặt Trời trong khi lắp đặt và sử dụng sẽ không gây ô nhiễm. Song, khi hết hạn sẽ thải ra môi trường một lượng lớn rác thải.
Ngoài ra, mỗi nhà sản xuất cung ứng tấm pin với chất lượng khác nhau, tuổi thọ cam kết thường 20-25 năm. Nhưng với thời tiết ở Việt Nam, có thể các tấm pin này không giữ được thời gian lâu như vậy. Sau hàng chục năm, lượng pin thải ra có thể lên đến hàng triệu tấn.
Ông Ngãi cũng cho rằng, trước khi các tấm pin hết hạn và thải ra môi trường, cần tính đến phương án xử lý, nếu không sẽ không ứng phó kịp.
Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng quốc tế, chất thải, lượng chất thải từ pin Mặt Trời thải ra có thể lên đến hàng chục triệu tấn, do đó việc tái chế pin đã được nghiên cứu và thực hiện tại một số nước.
Đơn cử như với châu Âu, các nước tại đây đã đưa ra quy định phải đảm bảo tái chế, sử dụng công nghệ loại bỏ chì kim loại, hoặc các chất độc hại trong quá trình sản xuất...
Theo chia sẻ của ông Koen Duchateau, đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, khi mới bắt đầu triển khai các dự án điện Mặt Trời, các quốc gia EU đã tính đến việc xử lý pin như thế nào.
Ủy ban châu Âu đã có chỉ thị về vấn đề xử lý chất thải điện, rác điện tử; trong đó, có pin Mặt Trời bằng cách gắn việc thu gom, xử lý rác điện tử với các nhà sản xuất.
Kể từ năm 2014, để tuân thủ chỉ thị chung của EU, tất cả các quốc gia thành viên của EU đã đưa ra quy định riêng của đất nước mình về vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý rác điện tử; trong đó, có các tấm pin Mặt Trời.
Theo đó, các nhà sản xuất được yêu cầu khi các tấm pin Mặt Trời lắp đặt cho các hộ dân hết thời hạn sử dụng thì các nhà sản xuất phải thu gom, vận chuyển, xử lý.
Quy định này ràng buộc và tăng trách nhiệm của các nhà sản xuất với vấn đề bảo vệ môi trường, gắn sự tham gia của nhà sản xuất vào cả vòng đời của hệ thống. Đối với các hộ gia đình, cuối vòng đời hệ thống họ không phải tốn chi phí để xử lý.
Theo ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới đã có công nghệ xử lý hiệu quả các tấm pin năng lượng Mặt Trời, với phương thức tương tự như thiết bị điện, điện tử hiện nay. Do vậy, rác thải từ pin Mặt Trời không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Hiện nay, tấm pin Mặt Trời được sản xuất từ tinh thể silicon với khoảng 70% từ thủy tinh, 15% nhôm để làm khung, 10% nhựa và chỉ 3-5% silicon...
Với công nghệ hiện tại, hiệu suất tái chế có thể lên đến hơn 90%, giúp tận thu hoàn toàn lại rác thải này.
Đại diện Công ty Mặt Trời đỏ - doanh nghiệp chuyên về sản xuất, lắp đặt pin Mặt Trời cho rằng, điện Mặt Trời nếu xử lý tốt sẽ không đáng lo ngại.
Tất cả các tấm pin đều có thể tái chế, tận dụng gần như toàn bộ, từ silicon, pin, kính... Quan trọng là trách nhiệm, kinh phí dự trữ để tái chế, không để hình thành bãi thải khổng lồ, tạo gánh nặng cho xã hội.
Nhiều doanh nghiệp đều khẳng định, về mặt công nghệ xử lý tấm pin Mặt Trời sau khi sử dụng đã có, tuy nhiên, chi phí bỏ ra vẫn còn lớn trong khi hiệu quả sinh lời từ việc này vẫn còn nhỏ.
Song, với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời gian tới, chi phí xử lý các tấm pin sẽ ngày càng giảm và phù hợp với chi phí mà các nhà đầu tư bỏ ra đầu tư các dự án điện Mặt Trời.
Theo Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thời gian tới, chúng ta có thể tái chế pin năng lượng Mặt Trời nhưng chi phí vẫn còn cao. Vì vậy, cần phải gắn trách nhiệm thu gom, xử lý cho các nhà sản xuất, chủ đầu tư các dự án...
Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương khẳng định, vấn đề này sẽ được Bộ thực hiện nghiêm, đảm bảo quy định của pháp luật về môi trường.
Hiện nay, Bộ Công Thương đã có Thông tư số 18/2020/TT-BCT về quy định phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện Mặt Trời, trong đó, Bộ đã quy định rất rõ các chủ đầu tư phải có trách nhiệm thu gom, xử lý các tấm pin Mặt Trời, chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng và khai thác.
Đức Dũng
Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene
DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.
Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày
Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.
Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam
DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.
Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe
DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.
Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh
DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...