Chuyên gia nhận định gì về giá vàng trong nước trong ngắn hạn?

10:22 | 30/07/2024

DNTH: Mặc dù giá vàng thế giới "rơi mạnh" hơn 100 đô la Mỹ (USD) từ mức 2.449 USD/ounce trong tuần qua, nhưng nhiều chuyên gia phân tích vẫn tin tưởng rằng, vàng được lựa chọn là kênh trú ẩn an toàn bởi tâm lý phòng hộ của rất nhiều nhà đầu tư trước những sự kiện quan trọng như cuộc họp về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Mỹ; lực mua kim loại quý này từ các ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia khác cũng như nhu cầu trang sức theo mùa tại Ấn Độ đang gia tăng không ngừng.

Thêm vào đó, dù cuộc bầu cử Mỹ vẫn chưa ngã ngũ và xu hướng bán trên thị trường chứng khoán cũng có thể là nền tảng để giá vàng dù có điều chỉnh nhưng cũng sẽ không quá sâu. Chuyên gia tài chính đầu tư Trương Vy Tuấn tại Giavang.net đã chia sẻ và dự đoán về xu hướng giá cả, diễn biến trong ngắn hạn của thị trường vàng qua cuộc phỏng vấn cùng phóng viên Thông tấn xã Việt Nam.

Chú thích ảnh
Vàng được lựa chọn là kênh trú ẩn an toàn bởi tâm lý phòng hộ của rất nhiều nhà đầu tư. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Gần đây, với chủ trương quản lý thị trường vàng và kiểm soát hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước đang dần bình ổn giá vàng miếng thương hiệu SJC, từng bước thu hẹp chênh lệch giá so với giá vàng thế giới, ông đánh giá như thế nào điều này?

Có thể thấy, thị trường vàng miếng trong tuần qua đang đồng loạt neo giá ở mức 77,5 - 79,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) so với mở cửa phiên đầu tuần trước, giảm khoảng 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/lượng cả ở chiều mua vào và bán ra tùy từng doanh nghiệp. Cụ thể như giá mua – bán vàng miếng tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện ở mức 77,5 – 79,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 500 nghìn đồng/lượng cả hai chiều mua – bán so với mở cửa phiên đầu tuần.

Tương tự, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu hiện cũng đang chào giá 77,5 – 79,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) và so với tuần trước giảm 1 triệu đồng giá mua vào và giảm 500 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên đầu tuần. Như vậy, chênh lệch mua – bán hiện tại nhìn chung trên thị trường vàng miếng đồng loạt ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng. Mức chênh trong phiên đầu tuần ghi nhận là khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng tùy từng đơn vị.

Giá bán vàng miếng tại 4 ngân hàng thương mại Nhà nước cũng đang giảm 500 nghìn đồng/lượng so với phiên đầu tuần và hiện niêm yết tại mức 79,50 triệu đồng/lượng.

Sự ổn định về giá của thị trường vàng miếng đang thể hiện chính sách “bình ổn” mà Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang triển khai khá đúng hướng và đúng dự liệu. Thậm chí, trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục suy yếu sau khi đạt đỉnh 2.482 USD/ounce tại phiên giao dịch ngày 17/7 thì lập tức, thị trường vàng trong nước đã nối tiếp ngay nhịp điệu điều chỉnh rất linh hoạt vào ngày phiên 23/7. Cụ thể, đang từ mức giá 79 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giá bán vàng miếng trực tiếp giảm 500 nghìn đồng xuống 78,5 triệu đồng/lượng. Tiếp theo đó, giá bán vàng miếng tại 4 ngân hàng lớn được chỉ định kinh doanh mua bán vàng miếng lập tức cũng điều chỉnh giảm 500 nghìn đồng/lượng, từ mức 80 triệu đồng/lượng xuống còn 79,5 triệu đồng/lượng và đi ngang cho tới hết tuần.

Tôi cho rằng, đây là phản ứng linh hoạt, kịp thời đã giúp cho chênh lệch giữa hai thị trường vàng ở trong nước và thế giới được duy trì ở mức hợp lý. Với mức giá hiện tại đang là 79,5 triệu đồng/lượng bán ra thì vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới sau quy đổi 4,6 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng so với cuối tuần trước.

Còn đối với thị trường vàng nhẫn, sau mấy phiên giảm liên tục, thị trường vàng nhẫn đồng loạt mất mốc 77 triệu đồng trong ngày 26/7. Tuy nhiên, cuối tuần, sau khi vàng thế giới hồi phục mạnh, vàng nhẫn trong nước cũng “rủ nhau” tăng giá. Thậm chí, mức tăng khá đáng kể và đã lấy lại mốc 77 triệu đồng trong phiên hôm qua 28/7. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung là cùng chịu tác động bởi xu hướng của giá vàng thế giới và lại không được lực hỗ trợ từ chính sách quản lý của nhà nước nên nhiều khả năng thị trường vàng nhẫn vẫn ghi nhận xu hướng giảm trong cả tuần này với mức điều chỉnh khoảng 100 - 300 nghìn đồng mỗi lượng. 

Ông phân tích thế nào về các yếu tố tác động và xu hướng giá vàng thế giới đối với thị trường kim loại quý này ở trong nước?

Trên thị trường thế giới, các nhà đầu tư đang chờ đợi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố các quyết định về chính sách tiền tệ với kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất sau cuộc họp vào ngày 30 và 31/7. Theo Công cụ FedWatch của CME, việc Fed cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (bps) đã được định giá đầy đủ tại cuộc họp tháng 9. Điều này cho thấy, đồng USD không có nhiều tiềm năng giảm giá cho dù Chủ tịch Fed Jerome Powell đã xác nhận sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới. 

Phân tích điều này bởi nếu đồng USD không giảm giá mà thậm chí tăng giá sẽ gây áp lực lên giá vàng. Trong cuộc họp báo gần đây, ông Powell đã phát biểu về triển vọng chính sách có thể ảnh hưởng đến việc định giá đồng USD và kéo theo những tác động ảnh hưởng tới giá Vàng. Ông Powell đã nhấn mạnh tới nhiều số liệu tăng trưởng mạnh mẽ và lập luận rằng, khi chính sách nới lỏng bắt đầu, thị trường có thể sẽ có nhiều đợt cắt giảm lãi suất kể từ năm 2024. Trong kịch bản này, giá vàng (XAU/USD) có thể sẽ được thúc đẩy khi đồng USD tăng giá, thị trường có thể sẽ lạc quan khi Fed tiến hành cắt giảm lãi suất trong năm nay, mở đường cho vàng tăng giá; cũng như những lạc quan khác về tình hình giảm phát khi thị trường lao động tại Mỹ được nới lỏng các điều kiện. 

Đối với kịch bản vàng thế giới tăng giá, sẽ có một vùng kháng cự mạnh được hình thành trong khoảng từ 2.390 - 2.400 USD/ounce. Nếu vàng (XAU/USD) vượt được kháng cự tâm lý, phe mua sẽ có cơ hội tiếp cận mức cản tiếp theo là 2.430 USD/ounce; thậm chí tiến vào vùng kháng cự mới là 2.460 USD/ounce và xa hơn là 2.483 USD/oune

Tuy nhiên, cho dù vàng thế giới biến động ra sao, tăng hay giảm giá thì trong ngắn hạn, sẽ chỉ tác động mạnh mẽ nhất tới thị trường vàng nhẫn, vàng trang sức.

Ông có dự báo gì về xu hướng giá cả của thị trường vàng trong ngắn hạn?

Chắc rằng, thị trường vàng miếng được kỳ vọng giữ ổn định quanh mốc 79,5 – 80 triệu/lượng trong ngắn hạn nếu giá vàng thế giới chưa thủng vùng hỗ trợ 2.350 USD/ounce và chưa vượt qua được đỉnh cũ là 2.483 USD/ounce. Sự ổn định của giá vàng miếng có ý nghĩa quan trọng, thể hiện đậm nét vai trò điều hành và chủ trương đúng đắn, linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước.

Thị trường vàng nhẫn thì sẽ tiếp tục phản ánh sự dao động của thị trường thế giới. Dự đoán, được kỳ vọng giữ vững ở vùng giá quanh mốc 77 triệu đồng/lượng. 

Theo Báo Tin Tức/TTXVN

Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/chuyen-gia-nhan-dinh-gi-ve-gia-vang-trong-nuoc-trong-ngan-han-20240729184547074.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ngày 09/12: Giá cà phê trong nước vẫn tiếp tục tăng

DNTH: Cập nhật giá cà phê hôm nay (ngày 09/12/2024), giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê nhân, cà phê Arabica.

Ngày 09/12: Giá vàng đi ngang chờ tín hiệu từ giá USD

DNTH: Giá vàng hôm nay (ngày 09/12/2024): Giới chuyên gia cho rằng, giá vàng sẽ tiếp tục mô hình củng cố trong tuần này, trong khi thị trường đang chờ đợi các chất xúc tác tiếp theo.

Hộp quà Tết hơn trăm nghìn đồng hút khách

DNTH: Các doanh nghiệp cho biết hộp quà Tết giá 150.000-500.000 đồng đang được ưa chuộng nhất năm nay, phản ánh xu hướng tiết kiệm khi sức mua èo uột.

Giá lúa gạo ngày 06/12: Giá lúa tươi tiếp đà tăng mạnh

DNTH: Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (ngày 06/12/2024) tại khu vực trong nước điều chỉnh tăng mạnh 300 - 400 đồng/kg với một số loại lúa. Thị trường giao dịch chậm, kho mua ít đè giá, lúa tươi tiếp tục tăng mạnh.

Ngày 06/12: Giá heo hơi ở Miền Bắc chạm ngưỡng 64.000 đồng/kg

DNTH: ghi nhận giá heo hơi của nhiều địa phương tại khu vực miền Bắc và miền Trung hôm nay tiếp đà tăng nhẹ. Hiện giá đang dao động trong khoảng từ 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Ngày 06/12: Giá tiêu đột ngột tăng phi mã

DNTH: Cập nhật giá tiêu hôm nay (ngày 06/12/2024), giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu thế giới.

XEM THÊM TIN