Cơ hội cho doanh nghiệp Việt sau khi Algeria miễn giảm thuế nhập khẩu cà phê

10:05 | 05/03/2025

DNTH: Thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, theo Luật Tài chính năm 2025 của Algieria, chính phủ nước này đã quyết định miễn, giảm thuế nhập khẩu cà phê, để góp phần giảm giá cà phê, hỗ trợ người tiêu dùng trong nước. Cụ thể, thuế nhập khẩu giảm từ 30% xuống còn 5%, bỏ thuế giá trị gia tăng (VAT, 19%) và thuế tiêu thụ nội địa (10%).

Chú thích ảnh
Công nhân Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vương Thành Công (Đắk Lắk) thu hoạch cà phê. Ảnh tư liệu: Tuấn Anh/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, Tham tán thương mại Việt Nam tại Algeria Hoàng Đức Nhuận cho biết, với luật mới, hiện tổng thuế và phí nhập khẩu cà phê nhân xanh Robusta chỉ còn 10%, trong khi trước đó ở mức 63%. Biện pháp kích thích tiêu dùng này sẽ được áp dụng cho đến hết năm 2025. Đây là cơ hội tốt để cà phê Việt Nam tăng cường sự hiện diện tại thị trường quốc gia Bắc Phi.

Algeria là quốc gia không trồng cà phê nên phải nhập khẩu 100% để phục vụ nhu cầu trong nước. Cà phê là đồ uống ưa chuộng nhất của người Algeria. Với dân số hơn 46 triệu người, Algeria mỗi năm nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt các loại với trị giá khoảng 300 triệu USD.

Cà phê được nhập khẩu dưới dạng thô (hạt) và được các nhà nhập khẩu Algeria rang xay, chế biến tại nhà máy theo thị hiếu của người tiêu dùng bản địa và chính sách nhập khẩu của nước này. Chủng loại cà phê Robusta chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Algeria (trên 85%), còn lại là cà phê Arabica.

Những nước xuất khẩu cà phê chủ yếu cho Algeria là Việt Nam, Brazil, Colombia, Indonesia, Côte d’Ivoire, Ethiopia và Uganda. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang Algeria 34.158 tấn cà phê nhân xanh, kim ngạch đạt 127,4 triệu USD.

Hiện cà phê Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa xuất khẩu sang Algeria, do được doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và hương vị.

Theo các chuyên gia, cà phê của Việt Nam có mùi vị đặc biệt, tạo ra độ bọt cao, khả năng hấp thụ đường tốt hơn cà phê các nước khác. Trong quá trình chế biến, những nhà rang xay Algeria thường trộn cà phê robusta của Việt Nam với cà phê robusta hoặc arabica của nước khác theo các tỷ lệ nhất định. Các nhà nhập khẩu thường tìm mua cà phê thô sàng 18 có giá bán phải chăng, ngang bằng hoặc thấp hơn so với giá bán của các công ty trung gian quốc tế.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lợi nhuận năm 2024 của DLG tăng trưởng ấn tượng

DNTH: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLGL; HoSE: DLG) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2024 với kết quả kinh doanh rất khởi sắc.

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh xuất khẩu “Xanh - Sạch - Số” tại HCM City Export 2025

DNTH: Ngày 27/3, Hội chợ Hàng Việt Nam Tiêu biểu xuất khẩu 2025 (HCM City Export 2025) chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức.

Đồng bằng sông Cửu Long và bài toán thu hút vốn xanh cho phát triển bền vững

DNTH: Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 với chủ đề “Huy động...

Hướng đi nào cho gạo Việt Nam trước sức cạnh tranh từ Ấn Độ?

DNTH: Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để duy trì và nâng cao vị thế, ngành gạo Việt Nam cần tìm ra những chiến lược...

SMEs Nông thôn: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở khu vực nông thôn Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, khi đối mặt với các doanh nghiệp lớn, họ phải đối diện với không ít...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục đà tăng

DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.

XEM THÊM TIN