Cơ hội vực dậy ngành mía đường
17:47 | 22/02/2021
DNTH: Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan với mức thuế CBPG, CTC tạm thời đối với đường thô và đường tinh luyện có xuất xứ Thái Lan lần lượt ở mức 44,88% và 33,88%.
Đây được đánh giá là quyết định quan trọng giúp ngành mía đường vượt qua giai đoạn rất khó khăn.
Mức thuế này cũng sẽ được rà soát thường xuyên để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng nếu có biểu hiện chuyển mạnh từ nhập khẩu (NK) đường tinh luyện, đường trắng sang NK đường thô để lẩn tránh thuế CBPG, CTC ở mức cao hơn.
Hiệp định ATIGA (Hiệp định tự do trong khu vực ASEAN) có hiệu lực từ 1/1/2020 đã đẩy thuế nhập khẩu đường mía xuống 5% từ mức 80% (đường thô) và 85% (đường trắng) đã được áp trước đó. Điều này đã khiến lượng đường nhập khẩu từ khu vực ASEAN tăng vọt. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh, đạt xấp xỉ 1,5 triệu tấn, gấp đôi lượng đường sản xuất trong nước. Trong đó, một lượng đáng kể được nhập từ Thái Lan.
Tuy nhiên, điều đáng nói, các quốc gia trong khu vực được trợ giá rất lớn từ Chính phủ. Ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, do tình hình hạn hán ảnh hưởng đến năng suất mía nên Chính phủ Thái Lan đến ngày 30/6/2020 đã thống nhất tài trợ cho ngành đường Thái Lan 10 tỷ Bath, tương đương 317 triệu USD. Mức tài trợ cho này tương đương khoảng 1.419 Bath/tấn mía, giúp giá thành mía đường của Thái Lan ở mức rất cạnh tranh. Đường mía Thái Lan nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất đường cũng như các hộ nông dân trồng mía trên cả nước. Nếu như trước đây, năng lực sản xuất của doanh nghiệp mía đường trong nước vào khoảng 1,5-1,6 triệu tấn thì đến nay giảm chỉ còn một nửa.
“Trước khi Hội nhập ATIGA, Việt Nam có 41 nhà máy mía đường phía Bắc và khoảng 300.000 ha mía đường, 300.000 nông dân, nhưng hiện nay chỉ còn 25 nhà máy hoạt động. Tuy nhiên, nhiều nhà máy trong số này cũng đang trong tình trạng “chết lâm sàng”, ông Nguyễn Văn Lộc cho biết.
Quyết định kịp thời
Trong bối cảnh đó, ông Nguyễn Văn Lộc chia sẻ, các doanh nghiệp trực thuộc hiệp hội rất mừng với quyết định áp thuế với mía đường nhập khẩu từ Thái Lan của Bộ Công Thương.
“Thực tế, không ít nhà máy đường trong nước đã chủ động đầu tư công nghệ, xây dựng chuỗi liên kết với nông dân để sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh. Song, những gian lận về trợ cấp, bán phá giá đã được kết luận sau quá trình điều tra nghiêm túc mới chính là nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngành mía đường “lao đao””, ông Nguyễn Văn Lộc nhấn mạnh.
Mức thuế 44,88% với đường tinh luyện và 33,88% đối với đường thô do Bộ Công Thương đưa ra tương đối hợp lý bởi mức chênh lệch giá đường nội địa so với đường Thái Lan khá tương đồng với mức thuế này. Ông Lộc tin rằng ngành đường Việt Nam hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với đường Thái Lan hay các quốc gia khác trong khu vực châu Á nói chung.
Do đó, quyết định này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và sân chơi công bằng trong thời gian tới. Song song với đó, dù không được kỳ vọng sẽ ngay lập tức vực dậy ngành mía đường nhưng sẽ giúp chặn đứng đà lao dốc của ngành này. Đồng thời, quan trọng hơn, sẽ giúp tạo sinh kế bền vững cho người nông dân trồng mía ở các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng biên giới khi không có loại cây thay thế nào phù hợp.
Tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp mía đường cũng được khuyến cáo cần tận dụng cơ hội để xây dựng lại các chuỗi liên kết với người nông dân, hình thành lại vùng nguyên liệu chất lượng sau thời gian dài bị gián đoạn vì phải giảm công suất. Tuy vậy, việc khôi phục lại vùng nguyên liệu không thể ngày một ngày hai mà phải cần đến ít nhất ba năm, nên trong ba năm này, doanh nghiệp cần hỗ trợ thêm cho người nông dân cải nâng cao đời sống để gắn bó hơn với cây mía. Từ đó đôi bên cùng có lợi.
Doanh nghiệp cũng cần tiếp tục đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng, giá cạnh tranh, hài hòa lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp để có thể chắc chân trên thị trường.
Về phía các cơ quan chức năng, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương khuyến cáo, doanh nghiệp mía đường cần tận dụng tốt hơn các phụ phẩm từ ngành mía đường.
Cụ thể, ngoài các sản phẩm đường, ngành đường còn có hai phụ phẩm là mật rỉ và bã mía. Từ mật rỉ có thể dùng làm nguyên liệu chế biến thành cồn thực phẩm hoặc cồn nhiên liệu để làm xăng sinh học.
Từ bã mía có thể dùng làm nhiên liệu đốt để tạo ra năng lượng điện sinh khối. Tuy nhiên giá điện đồng phát bã mía tại Việt Nam còn thấp (thấp hơn giá điện sinh khối và chỉ ở mức khoảng 50% so mức giá điện đồng phát bã mía của các quốc gia trồng mía trong khu vực như Thái Lan và Philippines - các nước này cũng không phân biệt điện đồng phát bã mía và điện sinh khối) nên chưa khuyến khích được sự phát triển của các dự án đồng phát bã mía.
Ngành đường Việt Nam đã phát triển được 9 dự án điện đồng phát bã mía. Trên cơ sở kiến nghị của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, để đa dạng hóa các sản phẩm sau đường, ngày 11/12/2019, Bộ Công Thương đã có Tờ trình số 9507/BCT-ĐL báo cáo Thủ tướng Chính phủ kiến nghị cho phép áp dụng mức giá 7,03 cent/kWh đối với điện sinh khối.
Theo đó, ngày 5/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 08/2020/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam (với mức giá mua điện tương đương 7,03 cents/kWh tăng 1,23 USD/kWh từ mức 5,8 cents/kWh).
“Đây là thể hiện sự quan tâm của Bộ Công Thương với Thủ tướng Chính phủ với xử lý, sử dụng sản phẩm phụ phẩm của nhà máy đường, là một trong những động thái giúp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường trong giai đoạn này”, ông Phan Văn Chinh cho biết.

Đưa khoai tây về miền nắng gió
DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

Hạn hán khốc liệt ở Tây Nguyên: Nông dân chật vật giữ nước cho mùa màng
DNTH: Dù mới chỉ bắt đầu bước vào mùa khô nhưng hiện nay, nhiều ao, hồ trên địa bàn Tây Nguyên đã cạn trơ đáy, hàng trăm ha cây trồng thiếu nước tưới trầm trọng.

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh
DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha
DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững
Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn
DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...