Công ty Kangen Hoàn Nguyên kinh doanh đa cấp không phép, bị tố lừa dối người tiêu dùng?

11:28 | 18/06/2024

DNTH: Công ty Kangen Hoàn Nguyên có dấu hiệu hoạt động kinh doanh đa cấp chưa được cơ quan thẩm quyền cấp phép, bị tố lừa dối khách hàng.

Công ty TNHH Kangen Hoàn Nguyên (gọi tắt Công ty Kangen Hoàn Nguyên) được thành lập vào ngày 20/03/2017, đăng ký trụ sở chính tại số 146/15 Võ Thị Sáu, phường 8, quận 3, TP. Hồ Chí Minh; văn phòng ở Hà Nội có địa chỉ tại BT08-10 Khu đô thị An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông.

Người đại diện theo pháp luật của Công ty Kangen Hoàn Nguyên là bà Nguyễn Thị Hồng. Công ty này đăng ký ngành nghề chính là bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.

Văn phòng của Công ty Kangen Hoàn Nguyên ở Hà Nội, có địa chỉ tại BT08-10 Khu Đô Thị An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông.
Văn phòng của Công ty Kangen Hoàn Nguyên ở Hà Nội, có địa chỉ tại BT08 -10 Khu đô thị An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông.

Trả thưởng theo mô hình kim tự tháp

Mới đây, Công ty Kangen Hoàn Nguyên bị người dân tố có dấu hiệu hoạt động kinh doanh đa cấp chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, lừa dối khách hàng.

Cụ thể, người dân phản ánh hoạt động kinh doanh của Công ty Kangen Hoàn Nguyên đang khiến nhiều người rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp.

Công ty Kangen Hoàn Nguyên trả thường theo mô hình kim tự tháp. (Ảnh chụp màn hình).
Trên Youtube xuất hiện những hình ảnh, clip liên quan tới Kangen trả thưởng theo mô hình kim tự tháp. (Ảnh chụp màn hình).

Phản ánh đến đường dây nóng của Báo Công Thương, ông Nguyễn D. (trú tại Hà Nội) cho biết, hoạt động kinh doanh của Công ty Kangen Hoàn Nguyên được thực hiện thông qua việc bán hàng trả thưởng theo mô hình kim tự tháp, với hình thức “mở mã thành viên chứ không tập trung vào kinh doanh sản phẩm” mà Kangen Hoàn Nguyên đưa ra.

Theo đó, Công ty Kangen Hoàn Nguyên yêu cầu người tham gia phải đặt cọc số tiền 5 triệu đồng để mở 1 mã số kinh doanh. Trong vòng 30 ngày, người tham gia phải hoàn thành làm 1 thẻ tín dụng tiêu trước trả sau với hạn mức 100 triệu đồng, thông qua một ngân hàng thương mại. Cũng trong khoảng thời gian này, người tham gia phải thanh toán thêm 34 triệu đồng để được cấp phép kinh doanh và nhận thưởng từ mô hình bán hàng (theo hình thức người trước mời người sau và lấy tiền của người sau để trả cho người trước).

Hoạt động của Công ty Kangen Hoàn Nguyên sử dụng sản phẩm máy nước kiềm để mời chào người tham gia. Cùng với đó là tổ chức các cuộc hội thảo, sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng nhằm quảng cáo cho sản phẩm. Sau đó, hứa hẹn người tham gia không cần đi làm, chỉ cần dẫn người mới tới mở mã là có tiền.

Vẫn theo phản ánh, để trở thành thành viên cấp 1A của Công ty Kangen Hoàn Nguyên, các phân phối viên phải mua một máy lọc nước với giá gốc 139 triệu đồng.

Nếu thành viên cấp 1A giới thiệu được thêm 1 người khác tham gia (mỗi người lại đóng 139 triệu đồng) thì thành viên cấp 1A sẽ được trích 20% tổng số tiền mà 3 thành viên này mua sản phẩm. Nếu 3 thành viên cấp 1A giới thiệu được thành viên tham gia vào mạng lưới, thì thành viên cấp 1A được hưởng 5% tổng số tiền các thành viên này bỏ ra mua sản phẩm.

Cứ như vậy, khi mạng lưới phát triển đến tầng thứ 8 thì số tiền được chuyển về tài khoản của thành viên cấp 1A ít nhất sẽ là 150 triệu đồng. Theo mô hình trả hoa hồng này, thu nhập thu được không phải xuất phát từ việc bán sản phẩm, mà là tiền của các thành viên tiếp theo trong mạng lưới.

Ông Nguyễn D., cho hay trên thực tế, không phải lúc nào người tham gia bán hàng đa cấp cũng bán được sản phẩm theo yêu cầu nhưng họ cũng không thể trả lại hàng hoặc yêu cầu Công ty Kangen Hoàn Nguyên mua lại. Với tâm lý lo sợ mất quyền tham gia mạng lưới nên một số người phải tìm mọi cách để tiêu thụ hàng hóa đó, như: Bỏ tiền tú hoặc vay mượn, thậm chí là tự biến mình thành người đi mời chào người thân để mua sản phẩm cho Công ty Kangen Hoàn Nguyên dù họ không có nhu cầu tiêu dùng.

“Thổi phồng” công dụng máy lọc nước Kangen?

Khảo sát của phóng viên trên website http://www.kangenhoannguyen.com/trang-chu.html được cho là của Công ty Kangen Hoàn Nguyên chưa đăng ký với Bộ Công Thương, cho thấy đang đăng bán hàng loạt sản phẩm máy lọc nước Kangen K8, Kange SD 501, Kange JRIV, Kange Super 501… Giá của các sản phẩm máy lọc nước Kangen chào bán trên website này giao động từ 77 triệu đồng đến gần 160 triệu đồng/sản phẩm.

Website được cho là của Công ty Kangen Hoàn Nguyên, không đăng ký với Bộ Công Thương đang bán nhiều sản phẩm máy lọc nước Kange.
Website được cho là của Công ty Kangen Hoàn Nguyên, chưa đăng ký với Bộ Công Thương đang bán nhiều sản phẩm máy lọc nước Kange.

Website này giới thiệu, Công ty Kangen Hoàn Nguyên là đại lý phân phối máy điện giải Kangen Nhật Bản được sản xuất bởi Tập đoàn Enagic.

Trong các đoạn quảng cáo, giới thiệu về máy lọc nước Kangen của Công ty Kangen Hoàn Nguyên, còn sử dụng những lời “có cánh” nhằm như: "Nước Kangen chữa được bách bệnh”, "nước hỗ trợ điều trị", "nước ngâm rau củ loại bỏ độc tố"...

Hay “khi sử dụng nước Kangen để uống, sinh hoạt… hàm lượng khoáng chất mà nước Kangen tạo ra giúp cơ thể con người hấp thụ và hỗ trợ ngăn ngừa những loại bệnh tật…”.

Các thông tin quảng cáo máy lọc nước Kangen rầm rộ là vậy, song câu hỏi mà dư luận đang quan tâm lúc này là thủ tục pháp lý, cấp phép, lưu hành máy lọc nước Kangen của Công ty Kangen Hoàn Nguyên tại Việt Nam đã đầy đủ, được cơ quan quản lý chấp thuận hay chưa?

Caption
Một đoạn thông tin giới thiệu “thổi phồng” công dụng sản phẩm máy lọc nước Kangen.

Nhằm tìm hiểu đa chiều, khách quan các thông tin phản ánh Công ty Kangen Hoàn Nguyên có dấu hiệu kinh doanh đa cấp không phép, lừa dối người tiêu dùng, phóng viên đang liên hệ cơ quan chức năng và Công ty Kangen Hoàn Nguyên, hiện đang chờ thông tin phản hồi.

Luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội), cho biết, kinh doanh đa cấp hiện nay dù đã được pháp luật thừa nhận là một loại hình kinh doanh nhưng pháp luật cũng đã quy định các hành vi bị cấm trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh này.

 Theo Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/05/2014 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đã định nghĩa: “Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp là việc tiến hành hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, trong đó thu nhập của người tham gia xuất phát chủ yếu từ việc tuyển dụng người tham gia mới; việc gia hạn hợp đồng của người đã tham gia; phí, tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới”.

 Kinh doanh theo “mô hình kim tự tháp” là hành vi bị cấm theo quy định tại điểm q Điều 5.1 Nghị định này. Luật sư cho rằng, để xác định Công ty Kangen Hoàn Nguyên kinh doanh đa cấp trái phép, lừa dối, lừa đảo khách hàng hay không cần phải căn cứ vào kết luận từ phía cơ quan chức năng.

 Tuy nhiên, hiện nay tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng đã quy định về tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp với các hình phạt cụ thể và hình phạt này áp dụng cho người tổ chức hoạt động kinh doanh này (áp dụng cho cá nhân không áp dụng cho tổ chức). Hình phạt cao nhất có thể áp dụng là bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

DNTH: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và xác thực sinh trắc học trước ngày 1/1/2025.

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

DNTH: Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) vừa chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai.

Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm và Tết

DNTH: Nhằm chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết đã triển khai thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước trong và sau Tết Nguyên...

Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng tràn lan hàng giả?

DNTH: Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế chiều 11/11, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tới giải pháp căn cơ để quản lý thực trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường.

Tăng giám sát, xử lý gian lận thương mại

DNTH: Do nhu cầu hàng hóa trên thị trường tăng mạnh vào dịp cuối năm, nên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dự báo sẽ diễn biến phức tạp.

Chiêu mới của tội phạm công nghệ "lách" xác thực sinh trắc học để “bẫy” khách hàng

DNTH: Dù đã có 38 triệu tài khoản ngân hàng được làm sạch dữ liệu, giảm đến 50% số vụ lừa đảo. Tuy nhiên xảy ra tình trạng tội phạm công nghệ cao sử dụng thủ đoạn “lách” xác thực sinh trắc học để “bẫy” khách hàng.

XEM THÊM TIN