Công ty LBQ Việt Nam quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có lừa dối người tiêu dùng?
14:38 | 13/06/2022
DNTH: Đối với hoạt động của doanh nghiệp, thì việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng là rất cần thiết, nhưng quảng cáo vượt quá sự thật, thổi phồng công dụng của sản phẩm lại là hành vi lừa dối người tiêu dùng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, với những trường hợp này, rất cần sự vào cuộc kiểm tra xử lý nghiêm minh của cơ quan chức năng.
Trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, việc quảng cáo thổi phồng công dụng quá mức, còn nguy hiểm hơn nhiều so với các hàng hóa khác, vì đây là mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của Nhân dân.
Gần đây, Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quản lý Nhà nước nhằm quản lý chặt chẽ về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm, để đảm bảo cho người dân không dính vào những bẫy lừa mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe (BVSK). Cụ thể, tại Điều 7 trong Thông tư số 09/2015/TT-BYT ghi rõ: “không được quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm”. Khoản 3, Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP “hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo” năm 2012 cũng quy định rõ: phải khuyến cáo “sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc...
Tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 hướng dẫn luật an toàn thực phẩm quy định: “thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh”.
Thế nhưng, luật pháp quy định là vậy, vẫn có rất nhiều đơn vị đã bất chấp, chạy theo lợi nhuận để quảng cáo thổi phồng công dụng, khiến nhiều người dân vì nhẹ dạ, thiếu thông tin mà bị dính bẫy lừa, tiền mất tật mang.
Đơn cử sản phẩm Kim Ngân Xoang, do Công ty TNHH LBQ Việt Nam (Công ty LBQ Việt Nam), có địa chỉ tại phòng 302, số 141 Hoàng Văn Thái, tổ 72, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, chịu trách nhiệm công bố lưu hành và người đại diện pháp luật là ông Đào Công Bình. Đơn vị sản xuất là Công ty TNHH Dược phẩm Smard, có địa chỉ tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Mặc dù sản phẩm Kim Ngân Xoang chỉ là thực phẩm BVSK, được Cục An toàn thực phẩm cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 1070, ngày 3/3/2022, và giấy xác nhận quảng cáo số 545, ngày 31/3/2022, trong đó ghi rõ sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, nhưng bằng nhiều chiêu trò quảng cáo, đơn vị này đã biến công dụng sản phẩm trên như thần dược “trị dứt điểm bệnh viêm xoang”, đang có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.
Cụ thể, trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện tràn lan các thông tin hình ảnh, clip quảng cáo sản phẩm Kim Ngân Xoang. Trong các clip có sử dụng hình ảnh người bệnh tự nhận đã khỏi dứt điểm viêm xoang sau khi dùng sản phẩm, ngoài ra đơn vị này còn sử dụng hình ảnh bác sĩ để tung hô sản phẩm là bài thuốc cổ phương.
Tại website có tên “kimnganxoang.online”, còn đăng tải hàng loạt những nội dung thông tin có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng luật quảng cáo như “uống 1 lộ trình dứt điểm viêm xoang - viêm mũi dị ứng” hay “ VTV2 đưa tin bệnh viêm xoang và phương pháp điều trị dứt điểm bằng thuốc Kim Ngân Xoang"... thậm chí, website này còn sử dụng hình ảnh chức danh của Thạc sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú, các bệnh nhân là công an, bộ đội, nghệ sĩ… chia sẻ những cảm nghĩ của khách hàng để tạo uy tín cho sản phẩm.
Không những vậy, website này còn có dấu hiệu lách luật quảng cáo, bằng hình thức mô tả chi tiết công dụng các thành phần có trong sản phẩm để dắt dụ người bệnh khiến người bệnh khó phân biệt.
Gần đây, Cục An toàn thực phẩm từng xử lý nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe vì lỗi quảng cáo không đúng quy định, nhưng có thể vì món lợi nhuận kếch xù đến từ những chiêu trò quảng cáo sai sự thật để bẫy người bệnh, nên Công ty LBQ Việt Nam vẫn ngang nhiên vi phạm, thể hiện sự coi thường pháp luật, coi rẻ sức khỏe của người tiêu dùng.
Thiết nghĩ, Cục An toàn thực phẩm cần sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trên. Các Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng cũng cần lên tiếng để có hình thức cảnh báo, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Trước các chiêu trò có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, người dân nên hết sức cẩn trọng, cần tìm hiểu thông tin nguồn gốc sản phẩm trước khi xuống tiền, đừng bao giờ tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ, để tự biến mình thành nạn nhân.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!
PV
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Công ty TNHH Dược phẩm Smard /
- Kim Ngân Xoang /
- Công ty LBQ Việt Nam /
- Cục An toàn thực phẩm /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
DNTH: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và xác thực sinh trắc học trước ngày 1/1/2025.
“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
DNTH: Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) vừa chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai.
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm và Tết
DNTH: Nhằm chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết đã triển khai thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước trong và sau Tết Nguyên...
Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng tràn lan hàng giả?
DNTH: Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế chiều 11/11, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tới giải pháp căn cơ để quản lý thực trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường.
Tăng giám sát, xử lý gian lận thương mại
DNTH: Do nhu cầu hàng hóa trên thị trường tăng mạnh vào dịp cuối năm, nên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dự báo sẽ diễn biến phức tạp.
Chiêu mới của tội phạm công nghệ "lách" xác thực sinh trắc học để “bẫy” khách hàng
DNTH: Dù đã có 38 triệu tài khoản ngân hàng được làm sạch dữ liệu, giảm đến 50% số vụ lừa đảo. Tuy nhiên xảy ra tình trạng tội phạm công nghệ cao sử dụng thủ đoạn “lách” xác thực sinh trắc học để “bẫy” khách hàng.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...