Cty Dược phẩm VIỆT-USA mạo danh VTV quảng cáo lừa dối người tiêu dùng? 

15:10 | 01/11/2020

DNTH: Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội, xuất hiện hàng loạt quảng cáo sản phẩm viên ngậm sinh lý X-MARVEL, của Cty cổ phần dược phẩm Việt - USA, có gắn mác VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam, khiến nhiều khách hàng nhẹ dã đã dính bẫy, tiền mất tật mang. 

Cụ thể, theo tìm hiểu được biết Cty cổ phần dược phẩm VIỆT -USA (Cty VIỆT - USA), có địa chỉ tại thôn An Lãng, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội, được Cục an toàn thực phẩm cấp giấy đăng ký công bố sản phẩm, cho sản phẩm, Thực phẩm chăm sóc sức khỏe: X-MARVEL.Đơn vị sản xuất là Cty cổ phần dược phẩm Eco life (Cty Eco life), có địa chỉ tại 60 Liên Cơ, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội,

Truy cập vào trang website https://www.xmarvel-nhapkhau.com của Cty VIỆT - USA, có đăng tải hàng loạt clip quảng cáo sản phẩm: Viên ngậm chữa yếu sinh lý cho đàn ông, đặc biệt trang này còn thông báo công khai: "Viên ngậm X-Marvel được hàng loạt các kênh truyền hình lớn như VTV1, Hà Nội, Bản tin Y Tế.... các báo chí lớn như Dân Trí, Vietnamnet.. đưa tin".Ngay trên đầu trang website là các Clip gắn logo VTV1, có dung lượng hơn nửa phút đến 1,5 phút, do MC dẫn chương trình, thông báo về viên ngậm này có tác dụng như thần dược. PV đã đăng ký liên hệ với nhân viên tổng đài trên website của Cty Việt - USA, khoảng 10 phút sau thì nhận được cuộc gọi từ số máy 0837593336, do do một phụ nữ gọi tới, người này tự xưng là dược sĩ, và tư vấn cho PV .

Tuy nhiên, khi PV gặng hỏi về Clip trên website có phải do nhà đài VTV sản xuất không, thì vị này trả lời chung chung là chúng tôi có thực hiện trên các phương tiện báo, đài.

Để làm rõ nguồn gốc của các clip gắn mác VTV, PV đã liên hệ với Đài truyền hình Việt Nam, và được xác nhận, đây không phải là sản phẩm clip của nhà đài, VTV không sản xuất các clip có nội dung quảng cáo sản phẩm X-MARVEL như những gì Cty Việt - USA đang đăng tải trên các trang mạng. 

Ngoài ra, việc Cty Việt-USA sử dụng hình ảnh ngành y tế để quảng cáo sản phẩm thực phẩm chăm sóc sức khỏe như đang diễn ra, là trái với quy định của pháp luật. 

Theo quy định của Bộ Y tế về quảng cáo thực phẩm chức năng tại Khoản 4, Điều 70 Nghị định 158/2013, được sửa đổi tại Nghị định 28/2017 quy định như sau: Đối với hành vi Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Như vậy, chỉ là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhưng đơn vị này đã sử dụng nhiều chiêu quảng cáo mạo danh, sai sự thật, nhằm thổi phồng công hiệu, thu hút niềm tin của khách hàng, khiến cho không ít người tiêu dùng vì nhẹ dạ mà dính bẫy. Đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, kiên quyết kiểm tra, xử lý, giữ nghiêm kỷ cương phép nước và tránh gây bức xúc cho dư luận và nhân dân.

T.H

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thận trọng sản phẩm mứt Tết "3 không" tràn lan trên thị trường

DNTH: Đa phần tất cả các sản phẩm mứt Tết tại các chợ, các cửa hàng đều có điểm chung là “3 không” - không bao bì, không nhãn mác, không hạn sử dụng khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.

Vẫn nỗi lo hàng giả, hàng nhái dịp Tết

DNTH: Cận Tết Nguyên đán cũng là lúc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thường sản xuất, tuồn ra thị trường với số lượng lớn các loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ...

Siết kiểm soát nhập lậu, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

DNTH: Thời điểm này, ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh

DNTH: Chiều 2/1, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội ra quân kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết tại cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (địa chỉ 11 Hàng Than, quận Ba...

Hóa chất 6-Benzylaminopurine làm giá đỗ "siêu tốc" âm thầm "đầu độc" người tiêu dùng ra sao?

DNTH: Hóa chất 6-Benzylaminopurine để kích thích tăng trưởng bị cấm dùng trong sản xuất thực phẩm vì có mức độ nguy hại lớn. Khi ăn phải lượng lớn loại hóa chất này có thể gây tử vong.

Tập trung chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp cuối năm

DNTH: Cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao sẽ kéo theo áp lực kiểm soát thị trường. Hàng lậu, hàng giả len lỏi dưới nhiều hình thức tinh vi, thách thức cơ quan chức năng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định thị...

XEM THÊM TIN