Cung ứng đủ hàng hóa, giá cả ổn định

20:59 | 07/09/2024

DNTH: Báo cáo nhanh của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) về tình hình thị trường hàng hóa chuẩn bị phòng, chống bão số 3 năm 2024 chiều 7/9 cho thấy, qua trao đổi với đại diện Sở Công Thương các địa phương về tình hình cung ứng, giá cả hàng hóa và chỉ đạo trên địa bàn đến thời điểm 15h ngày 7/9, tại Hà Nội lượng hàng hóa hàng thiết yếu (nhất là các mặt hàng tươi sống, rau củ quả…) tại các điểm bán đã được bổ sung đầy đủ, nguồn cung ứng dồi dào.

Chú thích ảnh
Tại chợ Trại Găng (quận Hai Bà Trưng) lượng hàng hóa vẫn dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Để đối phó với cơn bão số 3, doanh nghiệp phân phối trên địa bàn đã làm việc với các nhà cung cấp và có kế hoạch đẩy mạnh dự trữ các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân; trong đó, các mặt hàng tươi sống, rau xanh, củ quả tăng gấp 2 so với ngày bình thường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có phương án luân chuyển hàng hóa liên tục đến tại các điểm bán, triển khai các kênh bán hàng trực tuyến để sẵn sàng hỗ trợ, phục vụ đầy đủ nhu cầu của nhân dân.

Về lượng khách đến mua sắm, ngày 7/9, lượng khách đến mua sắm tại các điểm bán hàng đã giảm mạnh so với ngày 6/9, các mặt hàng được ưu tiên mua sắm vẫn là các mặt hàng tươi sống và rau củ; giá bán hàng hóa tương đối ổn định.

Tại Quảng Ninh, tính đến 16h00 ngày 6/9, tình hình nhu cầu mua sắm dự trữ hàng hóa thiết yếu của người dân trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng so với ngày trước đó, tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm (mì tôm; rau, củ, quả; thịt lợn, bò; thủy sản tôm, cá; dầu ăn, bột canh...). Lượng hàng rau, củ, quả, thịt lợn cung ứng tại các chợ, cửa hàng nhỏ có xu hướng giảm do người dân tập trung mua nhiều hơn so với ngày thường.

Tuy nhiên, tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi do có sự chuẩn bị trước dẫn đến lượng hàng tại các cơ sở này luôn ổn định và có xu hướng tăng so với ngày thường nhằm sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân (trong đó, có siêu thị MM Mega Market đã chủ động tăng cường thêm 2 chuyến hàng về rau, củ, quả; thực phẩm phục vụ tiêu dùng của người dân).

Về giá cả hàng hóa đến thời điểm báo cáo, một số mặt hàng rau, củ, quả có xu hướng tăng từ 5 - 10% so với ngày trước đó, tập trung tại các chợ, cửa hàng nhỏ. Giá cả tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định chưa có xu hướng tăng hay giảm so với ngày trước đó.

Chú thích ảnh
Chợ Nguyễn Công Trứ, phường Phố Huế, Hai Bà Trưng lượng hàng hóa phong phú ít người mua. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Để đảm bảo hàng hóa, Sở Công Thương đã khuyến khích các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đăng tải thông tin hàng hóa của đơn vị lên Zalo, Facebook cá nhân/đơn vị để người tiêu dùng biết, lựa chọn mua sắm hàng hóa; kích hoạt nhóm Zalo liên hệ với phòng kinh tế/kinh tế hạ tầng/kế hoạch tài chính của 13 địa phương trong tỉnh để thường xuyên nắm bắt thông tin tình hình cung cầu, giá cả thị trường và diễn biến bão trên địa bàn tỉnh.

Tại Lai Châu, hoạt động thương mại trên địa bàn Lai Châu vẫn diễn ra bình thường (thời tiết chưa có diễn biến xấu), số lượng hàng lương thực, thực phẩm có nhiều, không có tình trạng hết hạn.

Tại Hải Phòng, theo báo cáo nhanh từ hệ thống các siêu thị kinh doanh tổng hợp trên địa bàn, chiều ngày 6/9/2024, lượng người vào siêu thị mua sắm tăng mạnh, tăng khoảng 50 - 60% so với ngày thường để dự trữ lương thực, thực phẩm, do tâm lý lo ngại ảnh hưởng của cơn bão số 3, người dân tập trung chủ yếu mua các mặt hàng thiết yếu như: gạo, mỳ, rau, củ, thức ăn chế biến sẵn và thực phẩm tươi sống.

Theo báo cáo và qua ghi nhận thực tế tại một số chợ trên địa bàn vào sáng ngày 7/9/2024, một số cửa hàng bách hóa trên địa bàn quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Hải An, nhiều hộ tiểu thương tại các chợ đã đóng các quầy hàng, các quầy hàng mở cửa chủ yếu bán các mặt hàng rau củ quả, thịt, gạo, mỳ, lượng người dân mua sắm tại các chợ rất ít, đối với các cửa hàng bách hóa kinh doanh tại nhà vẫn mở cửa phục vụ khách hàng, tuy nhiên nhu cầu mua sắm không lớn.

Sáng 7/9, mặc dù hệ thống các siêu thị trên địa bàn thành phố vẫn mở cửa hoạt động phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân, nhưng lượng khách hàng đến mua sắm không đông, thậm chí còn giảm so với ngày thường dù vào ngày cuối tuần do thời tiết Hải Phòng đã bắt đầu có mưa to, gió lớn. Người dân chủ yếu tập trung vào mua sắm các mặt hàng thiết yếu để phòng, chống bão.

Về nguồn cung hàng hóa cho thị trường, tại các siêu thị, nguồn cung hàng hóa được vận chuyển từ các kho trong và ngoài thành phố của các doanh nghiệp từ 4 - 6h sáng 7/9/2024. Theo báo cáo từ hệ thống các siêu thị, lượng hàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp đối với các mặt hàng thiết yếu cung ứng ra thị trường tăng 60 - 80% so với ngày thường. Đối với các mặt hàng thực phẩm đông lạnh, hàng thủy hải sản, trứng gia cầm số lượng còn khá nhiều, tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ ít.

Đối với 7 doanh nghiệp cam kết dự trữ hàng hóa phục vụ việc phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2024, tính đến ngày 7/9/2024 vẫn duy trì số lượng hàng dự trữ theo phụ lục gửi kèm.

Về nguồn cung từ chợ đầu mối rau quả Sở Dầu của Công ty TNHH Phương Nghĩa: Sáng ngày 7/9/2024, do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ nghỉ, lượng hàng hóa mua bán tại chợ giảm nhiều so với ngày 06/9/2024, tính đến 6h00’ sáng ngày 7/9, các hộ tiểu thương đã dọn hàng về để đảm bảo an toàn phòng chống bão.

Như vậy, tính đến trưa ngày 7/9, tình hình cung cầu hàng hóa trên địa bàn thành phố vẫn ổn định, người dân, các hộ gia đình cũng đã chủ động phương án dự trữ hàng hóa để phòng chống bão số 3 từ một vài ngày trước đó, một số tổ chức, cơ quan, chính quyền địa phương cũng đã chuẩn bị hàng hóa, lương thực thực phẩm cho các hộ gia đình phải di dời đến trường học đảm bảo an toàn phòng chống bão. Bên cạnh đó, hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh thương mại cũng đã chủ động xây dựng phương án cung ứng hàng hóa tăng 50% so với ngày thường (siêu thị MM Mega Market dự trữ tăng 45 - 50%, siêu thị Aeon dự trữ tăng 50 - 70%, siêu thị Co.op Mart dự trữ tăng 50 - 55%, siêu thị Go HP dự trữ tăng 45 - 50%).

Tại Tuyên Quang, Sở Công Thương đã kịp thời có văn bản chỉ đạo các đơn vị cung ứng hàng hoá lớn trong tỉnh chủ động, khẩn trương chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng cung ứng ra thị trường trong trường hợp bị cô lập, chia cắt do bão. Qua nắm tình hình thực tế và báo cáo nhanh của các đơn vị, tỉnh Tuyên Quang đủ hàng hoá để cung cấp ra thị trường trong thời gian xảy ra bão lụt. Các doanh nghiệp đã chủ động nhập thêm hàng hoá cách đây 1 tuần, các chợ và siêu thị hàng hoá vẫn phong phú đầy đủ, sức mua của người dân ngày 6/9 tăng khoảng 20 - 25% so với mọi ngày. Tuy nhiên, không có tình trạng người dân tích trữ, găm hàng với số lượng lớn

Tại Nam Định, hiện nay, tại Nam Định gió đang rất to, cây cối đổ nhiều. Người dân đã chủ động mua hàng dự trữ từ ngày 6/9/2024. Hàng hoá được cung ứng đủ và không có hiện tượng tăng giá. Các địa phương đã có kế hoạch để cần thiết cung ứng hàng hoá đến các vùng bị chia cắt.

Tại Cao Bằng, hiện tại đang có mưa nhỏ, thời tiết chưa có diễn biến xấu. Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra bình thường, tình hình cung cầu hàng hóa trên địa bàn vẫn ổn định.

Dự báo trong ngày 8/9/2024, nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa tiếp tục mở hàng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường sẽ giảm do mưa, bão và hàng hóa thiết yếu đã được mua từ ngày 6/9/2024; các mặt hàng được tiêu thụ nhiều vẫn chủ yếu là thực phẩm và mặt hàng thiết yếu. Tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm, xăng dầu cơ bản đảm bảo.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ngày 09/12: Giá cà phê trong nước vẫn tiếp tục tăng

DNTH: Cập nhật giá cà phê hôm nay (ngày 09/12/2024), giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê nhân, cà phê Arabica.

Ngày 09/12: Giá vàng đi ngang chờ tín hiệu từ giá USD

DNTH: Giá vàng hôm nay (ngày 09/12/2024): Giới chuyên gia cho rằng, giá vàng sẽ tiếp tục mô hình củng cố trong tuần này, trong khi thị trường đang chờ đợi các chất xúc tác tiếp theo.

Hộp quà Tết hơn trăm nghìn đồng hút khách

DNTH: Các doanh nghiệp cho biết hộp quà Tết giá 150.000-500.000 đồng đang được ưa chuộng nhất năm nay, phản ánh xu hướng tiết kiệm khi sức mua èo uột.

Giá lúa gạo ngày 06/12: Giá lúa tươi tiếp đà tăng mạnh

DNTH: Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (ngày 06/12/2024) tại khu vực trong nước điều chỉnh tăng mạnh 300 - 400 đồng/kg với một số loại lúa. Thị trường giao dịch chậm, kho mua ít đè giá, lúa tươi tiếp tục tăng mạnh.

Ngày 06/12: Giá heo hơi ở Miền Bắc chạm ngưỡng 64.000 đồng/kg

DNTH: ghi nhận giá heo hơi của nhiều địa phương tại khu vực miền Bắc và miền Trung hôm nay tiếp đà tăng nhẹ. Hiện giá đang dao động trong khoảng từ 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Ngày 06/12: Giá tiêu đột ngột tăng phi mã

DNTH: Cập nhật giá tiêu hôm nay (ngày 06/12/2024), giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu thế giới.

XEM THÊM TIN