Cuộc cách mạng công nghệ của ngày mai

15:04 | 12/12/2021

DNTH: Tất cả các doanh nghiệp trên thế giới hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì thuật ngữ “công nghiệp 4.0” rất phổ biến hiện nay và công nghiệp 4.0 là một cuộc cách mạng đang làm thay đổi ngành sản xuất chuyển sang một triều đại kỹ thuật số và hơn thế nữa trong ngày mai.

Lịch sử tạo ra các nền công nghiệp trên thế giới

Trải qua 04 cuộc cách mạng công nghiệp thì mỗi giai đoạn thay đổi lại đại diện cho một qui trình sản xuất, một bước tiến công nghệ mới đồng thời cũng làm thay đổi con người từ cách nghĩ đến cách làm trong các ngành sản xuất trên thế giới.

Tất cả những điều đó đã được bắt đầu bởi cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra từ thế kỷ XVIII đến XIX ở châu Âu và Mỹ. Đó là thời kỳ mà hầu hết nông nghiệp, xã hội nông thôn đã phát triển trở thành công nghiệp và đô thị. Ngành công nghiệp sắt và dệt, cùng với sự phát triển của động cơ hơi nước, đóng vai trò trung tâm của cuộc cách mạng này và hầu hết các nhà sử học chỉ gọi đơn giản là “cuộc cách mạng công nghiệp” nơi đã làm thay đổi phương thức sản xuất chính từ sức người sang sử dụng máy móc. Các nguồn nhiên liệu phục vụ cho sản xuất lúc đó như hơi nước, than cũng được khai thác tối ưu phục vụ cho việc sử dụng máy móc khả thi hơn và rồi ý tưởng đưa máy móc vào phục vụ sản xuất nhanh chóng được lan rộng, máy móc đã cho phép sản xuất nhanh hơn, dễ dàng hơn và tạo ra nhiều sản phẩm cải tiến và hiệu quả trong hoạt động sản xuất.

Rồi tiếp theo cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ năm 1870 đến năm 1914, ngay trước Thế chiến I. Đó là giai đoạn tăng trưởng của các ngành công nghiệp đã có từ trước và mở rộng được nhiều ngành công nghiệp mới như: sản xuất thép, khai thác dầu, sản xuất điện và sử dụng điện để phục vu cho ngành sản xuất hàng loạt. Các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm điện thoại, bóng đèn, đĩa hát và động cơ đốt trong … Rồi đến năm 1950 là lúc cả thế giới không nghĩ rằng sẽ có cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 thì thế giới chúng ta lại được đón nhận một cuộc cách mạng mới để bước vào một thời đại của kỹ thuật số, bắt đầu xuất hiện những chiếc máy tính đầu tiên rất đơn giản, khó sử dụng nhưng lại có sức mạnh tính toán cực kỳ lớn đó chính là bước đột phá vô cùng quan trọng để đặt nền móng cho một thế giới số ngày nay.

Ho Tu Bao CMCN

Năm 2011 tại Hội chợ Thương mại Hannover, Đức; Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và cánh cửa công nghệ tiếp tục được phát triển để trở thành một cuộc cách mạng lớn về công nghệ, tự động hóa chí, trí tuệ nhân tạo … đó chính là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc cách mạng về gia tăng mức độ tự động hóa, chi phối phần lớn các hoạt động sản xuất thông qua kết nối IOT, điện toán đám mây và dữ liệu lớn (big data). Chính sự thay đổi và phát triển thần tốc của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các doanh nghiệp sản xuất đang gặp nhiều trở ngại cho việc triển khai ứng dụng công nghiệp 4.0 chính là chưa chuyển hướng nguồn lực nội bộ khỏi CNTT và hướng đến một hệ thống sáng tạo hơn, chưa kết nối đa chiều với các hệ thống có sẵn của doanh nghiệp sản xuất như: thiết kế (CAD), hỗ trợ sản xuất (CAM), lập kế hoạch nguồn lực (ERP), hệ thống điều hành sản xuất (MES), quản lý dòng đời sản phẩm (PLM), do vậy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải thay đổi để nhận thức rằng việc xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ 4.0 đối với ngành sản xuất ở mọi qui mô sẽ chứng minh được năng lực trong sản xuất, năng lực trong đầu tư, chấp nhận thay đổi đi trước đối thủ, vươn lên và vượt qua đối thủ để trở thành công ty lớn mạnh.

 Công nghiệp 5.0 là gì?

Chưa đầy một thập kỷ trôi qua kể từ khi xuất hiện các cuộc nói chuyện về công nghiệp 4.0 lần đầu tiên xuất hiện trong giới sản xuất, thì những chuyên gia có tầm nhìn xa hơn đã có dự báo về cuộc cách mạng tiếp theo, cuộc cách mạng mang nhiều thách thức thay đổi hơn nữa trong sản xuất công nghiệp chính là cách mạng công nghiệp 5.0 vì cuộc cách mạng hiên tại đang nhấn mạnh đến việc chuyển đổi số các nhà máy thành các sơ sở thông minh với sự hỗ trợ của nhiều công nghệ mới hiện đại thì công nghiệp 5.0 được thiết lập tập trung trở lại của bàn tay và khối óc của con người trong khuôn khổ các ngành sản xuất công nghiệp.

p

Công nghiệp 5.0 sẽ là một cuộc cách mạng đổi mới mà trong đó con người và máy móc sẽ phải dung hòa chức năng với nhau, tìm nhiều phương pháp làm việc cùng nhau để cải thiện phương tiện trong các nhà máy và hiệu quả trọng sản xuất kinh doanh mà trên thực tế hiện nay, cuộc cách mạng lần thứ 5 cũng có thể đã và đang được tiến hành tại các công ty đang chuyển đổi mô hình số dựa trên các nguyên tắc của công nghiệp 4.0 và ngay khi các nhà sản xuất bắt đầu sử dụng công nghệ tiên tiến thì họ đã phải khai thác ngay lập tức hàng loạt các nguồn lực của mình tham gia vào việc vận hành kinh doanh, qui trình sản xuất đang được số hóa.

Khái niệm về công nghiệp 5.0 cũng giảm bớt sự e ngại của các nhà lãnh đạo quốc gia hay nhà quản trị đã lên tiếng việc ứng dụng điện toán đám mây, hệ thống máy móc kết nối, trí tuệ nhân tạo AI …sẽ loại bỏ bàn tay của con người và khiến cho hàng triệu người mất việc làm trên thế giới mặc dù ứng dụng công nghệ 4.0 lại giúp tái cấu trúc nhiệm vụ của con người trong lĩnh vực sản xuất theo cách có lợi cho người lao động, thay đổi xu hướng xử lý công việc nhẹ nhàng hơn nhờ sự thay thế máy móc nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực sản xuất trong môi trường cạnh tranh mới toàn cầu.

Những tiến bộ lớn nhất được dự doán của công nghệ 5.0 chính là sự liên quan đến việc tương tác của trí thông minh, nhận thức của con người và sự kết hợp lại giữa con người với máy móc đang được kỳ vọng sẽ đưa lĩnh vực sản xuất lên cấp độ mới, tốc độ phát triển mới và có thể tiến đến sự hoàn hảo. Nhìn chung, sự phát triển của công nghiệp 5.0 có thể chứng minh sự hiện thực hóa đầy đủ những gì mà các nhà kiến trúc của công nghiệp 4.0 chỉ mơ ước vào buổi bình minh của những năm 2010, khi trí thông minh nhân tạo được cải thiện và các robot trong nhà máy có nhiều khả năng giống con người hơn thì sự tương tác giữa máy tính, robot và con người cuối cùng sẽ trở nên ý nghĩa hơn và mang tính khai sáng lẫn nhau.

robots3 bd1f

Công nghệ 4.0 hôm nay và công nghệ 5.0 là ngày mai

Sự đổi mới công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng  trong suốt chặng đường qua cuối cùng chính vì mục tiêu các thiết bị công nghệ có thể nhanh chóng kết nối trong vòng 10 năm và hơn thế nữa. Bất kể một số công ty triển khai mô hình chuyển đổi số theo mô hình công nghệ 4.0 có nhanh hay chậm thì các nguyên tắc định hình thế giới sản xuất trong tương lai thì trong vài năm tới con người và robot trong nhà máy sẽ hợp tác thiết kế, chia sẻ khối lượng công việc nhiều hơn trong nhiều qui trình sản xuất khác nhau của hệ thống, mang lại nhiều cơ hội phát triển trong sản xuất. Công nghệ 5.0 vẫn còn ở giai đoạn sơ khai do vậy các nhà sản xuất nên chủ động hơn trong việc lập chiến lược tích hợp con người với máy móc nhằm tối đa hóa lợi ích duy nhất chính là gặt hái được nhiều thành công hơn nữa khi các cuộc cách mạng vê công nghệ vẫn đang tiếp tục phát triển./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene

DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.

Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày

Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.

Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam

DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.

Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe

DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.

Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh

DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...

Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử

DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

XEM THÊM TIN