Cuộc cách mạng công nghiệp mới 5.0

10:26 | 15/01/2022

DNTH: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về “ Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” với quan điểm phải chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng này là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa mang tính cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc cách mạng này để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp, là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng số hóa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của đất nước và có thể sẵn sàng đón nhận nhiều cuộc cách mạng công nghệ mới trên thế giới.

Lợi thế đi sau đã giúp đất nước ta có kinh nghiệm với nhiều bài học trên thế giới, giúp chúng ta hiểu được tiềm năng của việc áp dụng công nghệ như một phương tiện tiến bộ để thay đổi cuộc sống và phát triển của xã hội vì lợi ích của người dân ngày một văn minh và hiện đại. Máy móc ứng dụng công nghệ cao, dây chuyền lắp ráp thành chuỗi cung ứng và máy tính ngày càng tiến bộ trong vài thế kỷ qua, tất cả điều đó đều hướng đến công nghệ cao và tạo ra nhiều giá trị trong việc thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả trong sản xuất. Công nghiệp 4.0 đã nổi lên với sự xuất hiện của các công nghệ tự động hóa, IoT và nhà máy thông minh làm cho các doanh nghiệp trong nước đang thúc đẩy chuyển đổi số để bắt kịp xu hướng toàn cầu trong quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt nam.

bc4c61a89a8d57d30e9c
TS. Nguyễn Hoàng Hiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với mục tiêu giảm thiểu sự tham gia của con người và ưu tiên tự đông hóa qui trình sản xuất ở mức độ cao nhất, đồng thời con người bị đặt vào vị trí phải cạnh tranh với máy móc, những tiến bộ về internet vạn vật và sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo với dữ liệu lớn đã tạo ra một loại công nghê mới để cung cấp cho các doanh nghiệp các kiến thức được tạo ra và dựa trên các dữ liệu được cung cấp bởi hệ thống rồi chuyển thành các qui trình điều hành thông minh, kinh doanh thông minh, tạo ra các mô hình áp dụng công nghệ với mục đích đưa ra các quyết định ngày càng nhanh và chính xác nhưng lại thiếu chắc chắn vì ít có can thiệp của con người trong việc tính toán bằng các kỹ năng nghiệp vụ do vậy xu hướng này sẽ bị đảo ngược với cuộc cách mạng công nghệ mới ra đời đó chính là công nghệ 5.0 ra đời vì nó sẽ tạo ra sự cân bằng tương tác giữa người và máy để mang lại lợi ích tối ưu nhất.

Sự cần thiết của sự ra đời công nghệ 5.0

Thuật ngữ công nghiệp 5.0 đã xuất hiện cách đây vài năm như một phản ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được thúc đẩy bởi tác động của đại dịch Covid-19 với mục tiêu tập trung nhiều vào các chủ đề mang tính bền vững và khả năng phục hồi sau đại dịch đã làm cho các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức càng chú ý đến việc kêu gọi đưa con người trở lại thành trung tâm trong các cuộc cách mạng và phúc lợi, hạnh phúc của người lao động vào quá trình sản xuất và sử dụng công nghệ để tao ra sự tăng trưởng và đóng vai trò tích cực trong việc cung cấp giải pháp phù hợp với thách thức của xã hội trong việc bảo tồn tài nguyên, biến đổi khí hậu và ổn định xã hội.

h

Sự xuất hiện cách mạng công nghiệp 5.0 sẽ thay đổi mô hình hiện tại và mang lại một cuộc cách mạng mới vì nó sẽ giảm bớt sự chú trọng vào công nghệ và máy móc để tập trung phát triển nâng cao tương tác giữa con người và máy móc, đặc biệt là phát huy tiềm năng sáng tạo độc đáo của con người. Những thay đổi do cuộc cách mạng công nghiệp 5.0 sẽ cung cấp các qui trình kết hợp mạnh mẽ hơn giữa máy móc và các chuyên gia được đào tạo tốt hơn để thúc đẩy sản xuất hiệu quả, bền vững an toàn trong việc trao quyền cho người lao động, phát triên kỹ năng và nhu cầu đào tạo với chất lượng cao hơn cho người lao động nhằm tăng khả năng cạnh tranh của ngành và thu hút nhiều nhân tài tốt nhất cho doanh nghiệp để đủ sức chống chọi tốt hơn với sự thay đổi và tác động của cuộc khủng hoảng đại dịch Covid 19 vừa qua.

Do vậy để bắt kịp Cách mạng công nghiệp 4.0, Đảng và Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo kịp thời, quyết liệt để Việt Nam có thể tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại cũng như tạo ra những nền tảng vững chắc làm động lực để chúng ta tham gia với vai trò chủ động hơn trong tương lai và cũng chứng mình rằng những quốc gia nào có thể chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hướng đến 5.0 trong tương lai sẽ có nhiều lợi thế phát triển so với các quốc gia chậm chân hơn. Và hơn thế nữa, cuộc cách mạng công nghiệp 5.0 trong tương lai sẽ mang lại sự tương tác người và máy ở mức độ tương tác cao, sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức vận hành sản xuất, quản lý kinh doanh. Chính vì vậy, chúng ta cần chuẩn bị trước cho những thay đổi công nghệ vô cùng nhanh chóng trong tương lai dựa trên những nền tảng chúng ta đang tích cực xây dựng để chủ động tham gia nhanh chóng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và phát huy tinh thần chủ động bứt phá, với khát vọng về một Việt Nam hùng cường, chúng ta không chỉ nên tận dụng tốt những cơ hội về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn phải sẵn sàng cho cuộc đua khốc liệt hơn trong tương lai - Cách mạng công nghiệp 5.0 đang ở rất gần trong nay mai./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene

DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.

Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày

Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.

Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam

DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.

Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe

DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.

Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh

DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...

Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử

DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

XEM THÊM TIN