Đài truyền hình SRF của Thụy Sĩ: Việt Nam không chỉ là một điểm đến du lịch

06:31 | 17/01/2025

DNTH: Theo SRF, Việt Nam đang phát triển thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng mạnh mẽ 7,2% trong năm 2024.

Đài truyền hình SRF của Thụy Sĩ vừa có phóng sự về Việt Nam, đồng thời đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này trong thời gian qua.

Theo SRF, Việt Nam đang phát triển thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng mạnh mẽ 7,2% trong năm 2024.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi thời gian qua, Chính phủ Thụy Sĩ rất quan tâm tới việc củng cố quan hệ hợp tác với Việt Nam. Và trên thực tế, thị trường Việt Nam đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các công ty Thụy Sĩ.

Bà Anja Fiedler – đại diện của tổ chức Switzerland Global Enterprise – nhận định: “Những cánh đồng lúa hay những chuyến tàu chạy qua những con phố hẹp, Việt Nam như một điểm đến du lịch từ lâu trong tâm trí mọi người. Nhưng mọi người còn chưa biết đến việc Việt Nam còn là một địa điểm sản xuất ôtô điện hoặc điện thoại thông minh.

Ngày nay, nền kinh tế ở Việt Nam đang phát triển nhanh hơn hầu hết các nước phương Tây. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm trong đại dịch COVID-19, nhưng đã tăng trở lại sau đó - gần đây nhất là lên trên 7%.”

Chuyên gia về các thị trường ở châu Á này cũng đưa ra những lý giải cho mức tăng trưởng của Việt Nam.

Bà nói: “Chúng tôi thấy rằng ở Việt Nam, dân số rất trẻ và có trình độ học vấn cao. Sự ổn định của chính phủ cũng thu hút các nhà đầu tư vì bạn cần các điều kiện khuôn khổ ổn định cho một khoản đầu tư để rủi ro không quá lớn. Chúng tôi thấy rõ nhiều hiệp định thương mại tự do toàn diện, trong một số trường hợp là toàn cầu, mà Việt Nam đã tham gia. Tất cả những điều này giúp nền kinh tế tăng trưởng.”

Hiện nay, Việt Nam cũng đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với các công ty Thụy Sĩ như một thị trường xuất khẩu hoặc địa điểm sản xuất. Ví dụ, như với công ty Angst+Pfister có trụ sở Zurich. Công ty này chuyên sản xuất các thiết bị công nghiệp cho nhiều lĩnh vực.

Chủ doanh nghiệp - ông Christof Domeisen đã xây dựng một nhà máy tại Việt Nam vào năm ngoái, điều cho thấy quốc gia Đông Nam Á này đang là thị trường hấp dẫn.

Ông Christof Domeisen chia sẻ thêm: “Việt Nam có vị trí chiến lược nên việc triển khai hoạt động sản xuất tại đây giúp chúng tôi có thể tiếp tục giao hàng cho khách hàng quốc tế của mình”.

Thời gian tới, Angst+Pfister đang muốn mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Ông Christof Domeisen nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng sẽ chuyển các bộ phận ở châu Âu sang Việt Nam, không chỉ vì lý do chi phí lao động, mà còn cả về các yếu tố như công nghệ hay hậu cần.

Việt Nam đang trên đường trở thành một quốc gia kinh tế. Đất nước này có rất nhiều thứ để cung cấp về mặt công nghệ cao và là một địa điểm thay thế mới ở châu Á”.

 

Theo VietnamPlus/TTXVN

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/dai-truyen-hinh-srf-cua-thuy-si-viet-nam-khong-chi-la-mot-diem-den-du-lich-post1007879.vnp


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh xuất khẩu “Xanh - Sạch - Số” tại HCM City Export 2025

DNTH: Ngày 27/3, Hội chợ Hàng Việt Nam Tiêu biểu xuất khẩu 2025 (HCM City Export 2025) chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức.

Đồng bằng sông Cửu Long và bài toán thu hút vốn xanh cho phát triển bền vững

DNTH: Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 với chủ đề “Huy động...

Hướng đi nào cho gạo Việt Nam trước sức cạnh tranh từ Ấn Độ?

DNTH: Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để duy trì và nâng cao vị thế, ngành gạo Việt Nam cần tìm ra những chiến lược...

SMEs Nông thôn: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở khu vực nông thôn Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, khi đối mặt với các doanh nghiệp lớn, họ phải đối diện với không ít...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục đà tăng

DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.

Lấy kinh tế tư nhân làm trọng tâm của chính sách, chiến lược phát triển

DNTH: Nếu đã xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì các chính sách và chiến lược phát triển phải lấy khu vực này làm trọng tâm.

XEM THÊM TIN