Đắk Lắk có thêm 14 sản phẩm OCOP 4 sao

06:26 | 18/08/2024

DNTH: Đắk Lắk vừa tổ chức hội nghị xem xét, đánh giá, chấm điểm phân hạng đợt 2 cho 25 bộ hồ sơ sản phẩm tiềm năng 4 sao của 4 địa phương gồm: TP Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Pắc và huyện Krông Ana.

Đắk Lắk có thêm 14 sản phẩm OCOP 4 sao 4
Hội nghị đánh giá, phân hạng, sản phẩm OCOP đợt 2

Ngày 6 – 7/8, tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị xem xét, đánh giá, chấm điểm phân hạng đợt 2 cho 25 bộ hồ sơ sản phẩm tiềm năng 4 sao cho 4 địa phương TP Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Pắc và huyện Krông Ana.

Tại hội nghị các sản phẩm OCOP được phê duyệt chấm điểm phân hạng 25 sản phẩm.

Trong đó, có 7 sản phẩm của Công ty TNHH Thành Dung (huyện Krông Pắc) gồm: Yến sấy Thăng Hoa, Yến Chưng Saffron, Yến Chưng đường phèn hạt sen, Yến Chưng đường phèn, Yến Chưng đường phèn hạt chia, Yến Chưng đông trùng hạ thảo, Yến Chưng đường ăn kiêng.

Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Krông Pắc (huyện Krông Pắc) có sản phẩm là Sầu riêng Dona cấp đông.

4 sản phẩm của Công ty TNHH Macca Đắk Lắk (TX. Buôn Hồ) gồm: Hạt Macca nứt vỏ, Nhân hạt Macca, Nhân Macca sầu riêng, Sầu riêng sấy.

2 sản phẩm của Công ty TNHH Ca cao Nam Trường Sơn (huyện Krông Ana) là Bột ca cao nguyên chất và Sôcôla nhân macca (macala).

Kết quả này sẽ được Hội đồng OCOP cấp tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và ra quyết định công nhận đối với sản phẩm đạt OCOP 4 sao cho các chủ thể.

Đắk Lắk có thêm 14 sản phẩm OCOP 4 sao 5
Sô cô la nhân Macca (macala) - Công ty TNHH Ca cao Nam Trường Sơn.

Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh, Chương trình OCOP là một nhiệm vụ cần có sự vào cuộc của tất cả các Sở, ngành và địa phương. Do vậy tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo triển khai một cách đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, hỗ trợ các chủ thể tích cực tham gia Chương trình theo đúng chu trình OCOP. Tuyệt đối hông chạy theo thành tích nhằm đảm bảo các sản phẩm khi được đánh giá đạt sao phải có chất lượng và được thị trường tiếp nhận.

Chương trình OCOP thu hút được nhiều công dân, doanh nghiệp, thanh niên mạnh dạng đưa ý tưởng ra thực tế tự tin khởi nghiệp tạo cơ hội cho kinh tế phát triễn đặt biệt vùng nông thôn. Thông qua chương trình OCOP những nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã học hỏi, giao lưu lẫn nhau thúc đẩy gia tăng sản vật, tăng trưởng kinh tế của từng địa phương.

Đắk Lắk có thêm 14 sản phẩm OCOP 4 sao 6
Nhân Macca sầu riêng - Công ty TNHH Macca Đắk Lắk.

Tính đến nay tỉnh Đắk Lắk đã có 240 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao, tăng 158 sản phẩm so với năm 2022; trong đó có: 03 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 28 sản phẩm 4 sao, 25 sản phẩm tiềm năng 4 sao và 184 sản phẩm đạt 3 sao của 92/184 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Tỉnh Đắk Lắk có 145 chủ thể sản phẩm OCOP, trong đó, doanh nghiệp chiếm 35,86%, Hợp tác xã chiếm 23,45% và Cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh chiếm 40,69%.

Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Nguồn: https://thuonghieusanpham.vn/dak-lak-co-them-14-san-pham-ocop-4-sao-72589.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hạn hán khốc liệt ở Tây Nguyên: Nông dân chật vật giữ nước cho mùa màng

DNTH: Dù mới chỉ bắt đầu bước vào mùa khô nhưng hiện nay, nhiều ao, hồ trên địa bàn Tây Nguyên đã cạn trơ đáy, hàng trăm ha cây trồng thiếu nước tưới trầm trọng.

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh

DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha

DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn

DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn

DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

XEM THÊM TIN