Đánh giá mới nhất của WB về triển vọng kinh tế Việt Nam
07:15 | 13/03/2025
DNTH: Trong báo cáo cập nhật mới nhất Điểm lại được công bố hôm 12/3, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,8% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026.
Những biến động này, bao gồm sự gia tăng bất ổn do điều chỉnh chính sách thương mại và căng thẳng thương mại leo thang, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo, sản lượng công nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng
Báo cáo “Hành trình bứt phá: Chuyển đổi sang xe điện tại Việt Nam” khuyến nghị rằng, để ứng phó với những bất ổn gia tăng, Việt Nam cần triển khai các chiến lược duy trì tăng trưởng, bao gồm đẩy mạnh đầu tư công, khắc phục những điểm yếu trong lĩnh vực tài chính, nâng cao khả năng chống chịu của ngành năng lượng và thúc đẩy cải cách cơ cấu.
Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự kiến sẽ duy trì ổn định ở mức khoảng 25 tỷ USD, cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư toàn cầu. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh đầu tư công và sự phục hồi nhanh chóng của thị trường bất động sản - nhờ tiến độ giải phóng mặt bằng được đẩy nhanh - có thể góp phần thúc đẩy nhu cầu trong nước và giảm thiểu tác động từ các rủi ro bên ngoài.
"Việt Nam được dự báo sẽ duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong hai năm tới, nhưng có thể sử dụng dư địa tài khóa của mình để chuẩn bị tốt hơn cho những bất ổn gia tăng", bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết trong cuộc họp báo.
Giám đốc Sherman khẳng định: "Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là trong hạ tầng đô thị, giao thông và năng lượng, sẽ rất quan trọng trong điều kiện chính phủ có thể mở rộng quy mô và đảm bảo chi tiêu hiệu quả".
Cơ hội phát triển kinh tế trên toàn bộ chuỗi giá trị
Việt Nam đã đặt mục tiêu đầy tham vọng liên quan đến việc khử carbon trong nền kinh tế vào năm 2050. Sau cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về phát thải ròng bằng 0 trên toàn bộ nền kinh tế vào năm 2050, các kế hoạch cắt giảm khí thải carbon trong lĩnh vực giao thông vận tải đã được triển khai.
Năng lượng là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, trong đó giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng mức phát thải. Nếu không có các biện pháp khử carbon, tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu sử dụng ô tô cá nhân ngày càng gia tăng.
Chương 2 của báo cáo với tiêu đề “Chuyển đổi sang xe điện” nhấn mạnh việc thúc đẩy chuyển đổi sang xe điện là một bước quan trọng hướng đến mục tiêu giảm phát thải đồng thời tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế trên toàn bộ chuỗi giá trị.
Năm 2021, lượng phát thải từ ngành giao thông vận tải là 32,9 triệu tấn CO2 tương đương CO2e), tương đương 7,2% tổng lượng khí thải nhà kính của cả nước. Để đạt mục tiêu khí phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào năm 2050, Việt Nam sẽ cần ưu tiên điện khí hóa phương tiện. Việc chuyển đổi sang xe điện (EV) có thể giúp giảm lượng khí phát thải ròng 2,2 triệu tấn CO2e vào năm 2050, ngay cả với hệ thống lưới điện hiện tại.
Đồng thời, xu hướng chuyển đổi này cũng có thể giúp Việt Nam tạo ra tới 6,5 triệu việc làm vào năm 2050, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất pin và phát triển hạ tầng sạc. Để đẩy nhanh việc áp dụng EV trong phân khúc xe hai bánh, báo cáo khuyến nghị thực hiện các tiêu chuẩn an toàn mạnh mẽ, khuyến khích sử dụng pin hiệu suất cao, mở rộng trạm sạc và hoán đổi pin, đồng thời giới thiệu các lựa chọn tài chính, giá ưu đãi để bù đắp chi phí trả trước bên cạnh những cách thức khác.
Để mở đường cho việc áp dụng xe điện quy mô lớn dự kiến sau năm 2035, WB cho rằng Việt Nam cần chuẩn bị hệ thống điện để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng và thiết lập mạng lưới sạc nhanh trong thập kỷ tới.

Cơ hội cho nông sản Việt từ 3 hội chợ lớn tại Trung Quốc
DNTH: Ba hội chợ nông sản lớn tại Trung Quốc năm 2025 là cơ hội hiếm có để doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường, kết nối công nghệ và tăng sức cạnh tranh toàn cầu.

Chiến lược định vị cho hàng Việt trước 'sóng' thuế quan
DNTH: Trước những biến động liên tục trong chính sách thuế quan của Hoa Kỳ và tình hình địa chính trị ngày càng phức tạp, xuất khẩu của Việt Nam đang chịu áp lực lớn.

Giá chuối tăng cao, lợi nhuận quý 1/2025 của HAGL tăng 59%
DNTH: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 1/2025 với lợi nhuận tăng 59%.

Sầu riêng giảm giá mạnh, xuất khẩu gặp khó
DNTH: Những ngày gần đây, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục giảm mạnh. Tình hình xuất khẩu tiếp tục gặp khó khiến các doanh nghiệp, thương lái và nhà vườn lao đao.

Hà Nội: Gần 400 tỷ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thiệt hại do thiên tai
DNTH: UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình Thường trực HĐND chấp thuận xây dựng nghị quyết về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Cú hích đã đến
DNTH: Với kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đạt hơn 4,2 tỷ USD trong năm 2024, thị trường này tiếp tục là đích đến quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn khắt khe và sự chuyển dịch sang chính ngạch đang đặt ra...
Đô thị cuộc sống
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...