Danh thủ Nguyễn Hồng Sơn và ký ức rực lửa với trung vệ "chém đinh chặt sắt" của Indonesia (kỳ 2 và hết)
16:46 | 28/11/2024
DNTH: Tiger Cup 1996, ân oán giang hồ giữa Indo và Việt Nam tiếp tục chất cao như núi khi cả giải, hai đội gặp nhau “lượt đi lượt về”. Điều đáng nhấn mạnh là lần này, chúng ta lại giành thế thượng phong về thành tích khi vượt qua chính đội bóng này để giành HCĐ.
Kỳ 2 và hết: "Đồ tể" Tecuari: Sau "duyên" là "nợ"
Tiger Cup 1996, ân oán giang hồ giữa Indo và Việt Nam tiếp tục chất cao như núi khi cả giải, hai đội gặp nhau “lượt đi lượt về” trong cùng một giải đấu. Điều đáng nhấn mạnh là lần này, chúng ta lại giành thế thượng phong về thành tích khi vượt qua chính đội bóng này để giành HCĐ.
Tôi gặp lại "đồ tể" Tecuari như một duyên nợ. Hắn lại kèm tôi, lại ném cho tôi những ánh mắt thù địch và tiếp tục phong toả tôi bằng mọi ngón nghề được tôi luyện sau 1 năm. Tuy vậy, do đã có chuẩn bị trước nên ở Tiger Cup 1996, Tecuari không còn gây khó khăn quá lớn cho tôi như ở SEA Games Chieng Mai nữa. Hắn phải để tôi chơi bóng theo cách bất lực, hay đại loại là tôi vẫn đủ sức hoàn thành nhiệm vụ ở những khoảnh khắc cần lên tiếng.
Ở trận đấu vòng bảng, chỉ tiêu của tuyển Việt Nam là vào trong và bảo toàn lực lượng. Chúng ta hoà Indo trong khi họ muốn thắng. Trước đó, Indo vượt qua các đội bóng khác như Myanmar, Lào, Campuchia toàn với tỷ số đậm. Theo đánh giá của tôi, Tiger Cup 1996 là năm mà Indo sở hữu đội hình mạnh nhất, tài năng nhất với nòng cốt là thế hệ cầu thủ đi tu nghiệp ở Sampdoria (Ý) 2 năm như Kurniawan Yulianto, Eri Irianto, Bima Sakti, Fachri Husaini, Robby Dawis…

Duyên nợ đưa Việt Nam và Indo gặp lại nhau ở trận tranh hạng Ba sau khi chúng ta để thua Thái Lan 2-4 còn Indo bại trận trước Mã Lai 1-3. Indo trận này vẫn được đánh giá cao hơn một chút vì truyền thống những giải gần nhất và cả “lai lịch” của dàn hảo thủ trở về từ Sampdoria.
Tecuari – thật ngạc nhiên là trận này được giao nhiệm vụ kèm tôi một nửa, nửa còn lại do trung vệ Yeyen đảm nhiệm. Tức là cả hai sẽ phải “điều trị” tôi trong một trận đấu mà Indo đánh bạc tất tay.
Hắn vẫn giữ cái đầu lạnh, thái độ… như cũ để nhập cuộc. Pha chạm bóng đầu tiên, tôi thấy cả Yeyen và Tecuari đều lao vào mình như cơn bão. Tôi nhớ không nhầm là lúc ấy, hình như Huỳnh Đức đã kêu lên từ phía sau “cẩn thận đấy” với vẻ hốt hoảng. Anh ấy sợ tôi dính đòn bởi hai võ sỹ sở hữu cơ thể không khác gì đồng đen.
Theo phản xạ, tôi nhảy lên tránh chứ không kịp chạm bóng. Tôi nghe một tiếng “khộp”, kèm theo đó là chiếc cùi tay xéo qua mặt. Hết hồn! Nhìn lại, tôi thấy Yeyen đang ôm thái dương trong khi Tecuari vừa nghiến răng nhìn tôi, vừa kéo Yeyen đứng dậy. Họ nói với nhau câu gì đó và Yeyen chỉ biết nhăn nhó xua tay báo trọng tài là “không có gì xảy ra”.

Khoảng 2 phút sau, Tecuari tiếp tục có pha dằn mặt với cầu thủ Việt Nam. Lần này là Hữu Đang khi cậu ấy xâm nhập vào trung lộ. Yeyen được phân công theo tôi như hình với bóng. Trận đấu nóng ngay từ khi bắt đầu theo cách như thế, Indo ra đòn còn Việt Nam né tránh.
Đến phút thứ 8-9 gì đó (tôi chắc là chưa đến phút thứ 10 đâu), tôi lao theo đường bóng hơi hỏng của Hoàng Bửu vào trung lộ. Yeyen theo sát từ trong ra tung chân định phá. Tôi rướn vai tì nhẹ, hắn mất đà chới với. Quả bóng thuộc về tôi trong sự hăng máu của Yeyen. Phía ngoài cánh trái, Lê Đức Anh Tuấn đang chờ tôi nhả bóng để tạt vào. Tôi nhứ người, giả vờ đưa bóng ngược lên cho Anh Tuấn rồi bất ngờ dùng má ngoài kéo xuống đáy biên. Yeyen bị đánh lừa hoàn toàn nên lỡ nhịp để tôi thoát qua. Tôi đi thêm 2 chạm rồi vảy má cho Huỳnh Quốc Cường đang cắt cột gần phía trong. Anh ấy xử lý cũng rất hay, rướn chân phải động tác giả trước mặt thủ môn Indo rồi đánh gót rất điệu nghệ bằng chân trái. Bóng đi từ từ vào lưới trong sự ngỡ ngàng của tất cả. Một pha bóng mà đến giờ, tôi vẫn nhớ rõ cảm giác nổi da gà vì chất nghệ sỹ của nó.
Sau tình huống này, Yeyen liên tục nghiến răng tự trách lỗi lầm của mình. Tuy nhiên, bi kịch đối với cầu thủ này chưa hết khi ở phút 27, tôi lại thoát được ra biên phải tung cú tạt từ cánh vào. Yeyen lao về trong tình trạng chới với và… phá thẳng vào lưới nhà.
Gần như ngay lập tức, BHL Indo bắt Tecuari kèm cặp tôi như cũ. Gã đồ tể nhận lệnh bằng sự hăm hở. Những phút sau đó, Tecuari liên tục cho tôi nằm sân trong những cú tắc từ xa của hắn. Trọng tài hôm đó hình như hơi nương tay, chứ nếu ông ấy bắt chính xác, Tecuari không thể chỉ ăn mỗi thẻ vàng.
Sang hiệp 2, Indo dốc toàn lực tấn công trong tâm thế của kẻ bị dồn chân tường. Tuyển Việt Nam tất nhiên phải lùi để bảo toàn tỷ số. Tiền đạo Yulianto của họ gỡ lại 1 quả phút 66. Nhưng đến phút 73, tôi gián tiếp tạo ra quả 11m khi châm ngòi cho một đợt tấn công để Huỳnh Đức dốc thẳng vào trung lộ khiến hậu vệ Indo phạm lỗi. Võ Hoàng Bửu bước lên hoàn thành nhiệm vụ, ghi lại dấu ấn đá thành công 4 quả phạt penalty ở giải đấu này. Anh ấy cũng là Vua phá lưới của đội kỳ Tiger năm đó.
Những phút còn lại, Indo tiếp tục dồn lên nhưng chơi cay cú hơn. Tecuari lúc này nhè chân tôi mà đá chứ chẳng thiết đá bóng nữa. Trong một cú chuồi từ xa, hắn đã cho tôi đo ván theo nghĩa đen. Tôi cảm nhận rõ ràng đầu gối mình tổn thương thế nào sau cú vào bóng ấy. Tôi đã rời sân bằng cáng và ở ngoài luôn trong khi Tecuari không phải nhận thẻ vàng. Sau đó, chính hắn ta là người ghi bàn thắng thứ 2 cho Indo.

Tan trận, Tuyển Việt Nam đoạt HCĐ, Indo ôm mặt mếu máo. Khi các đồng đội hân hoan bước lên bục nhận huy chương, tôi phải nhờ đến hai người dìu mới đứng lên nổi. Chấn thương hôm đó nặng đến mức tôi phải sang mổ ở Đức, gián đoạn hơn một năm không thể thi đấu cho Thể Công và ĐTQG. Tecuari – cái tên đi vào ký ức của tôi như thế. Lúc nằm trên giường bệnh ở Đức, tôi hận gã lắm. Tôi thầm đay nghiến và gọi hắn là gã “đầu bò”, một “thằng trung vệ” chỉ biết nghiến răng lao vào đối thủ như tê giác gặp lửa.
Nhưng thật kỳ diệu là khi lành chấn thương, tôi trở lại sân cỏ vừa may mắn, vừa mạnh mẽ. Tôi thi đấu cực tốt trong màu áo Thể Công và cả Tuyển Việt Nam. Tecuari hình như cho tôi thêm quyết tâm để chứng minh trên sân cỏ. Hai năm sau ngày nằm cáng ở Kallang (Singapore), tôi đoạt Quả bóng Vàng Việt Nam đầu tiên (1998), vô địch Quốc gia cùng Thể Công, đoạt luôn giải Cầu thủ xuất sắc nhất Châu Á (8/1998). Lúc ấy, tôi tự nhủ, tôi không biết nên cảm ơn Tecuari hay vẫn giữ nguyên sự ức chế với gã? Vì có gã, có sự đau đớn mà gã gây ra, tôi mới có những khoảnh khắc huy hoàng trong sự nghiệp. Sau này cũng vậy, tôi điểm lại 4 lần phẫu thuật của mình thì sau khi phục hồi, lần nào cũng là Quả bóng Vàng hoặc một kỳ tích trong sự nghiệp.
Thế nên, nếu bây giờ vô tình gặp lại Tecuari, tôi sẽ ôm hôn gã, bắt tay gã, tán tụng gã và tìm mọi cách nói cho gã biết, tôi cảm ơn gã đến nhường nào!
(Trích: Tự truyện "Hồng Sơn công chúa" - quái kiệt sân cỏ trong màu áo lính)
Bảo Thắng
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Quả bóng Vàng Việt Nam đầu tiên (1998) /
- Thể Công /
- Danh thủ Nguyễn Hồng Sơn /
- Tiger Cup 1996 /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

HAGL thắng lợi giòn giã trong ngày ra mắt nhà tài trợ Värna Life – Nutifood
DNTH: Chiều 6/4, trong ngày ra mắt nhà tài trợ mới, nhãn hàng sữa Värna Life – Nutifood, CLB HAGL giành chiến thắng tưng bừng 4-0 trước CLB B. Bình Dương trên sân Pleiku, ở vòng 17 V-League 2024–2025.

VÄRNA LIFE – Nutifood trở thành nhà tài trợ chính của CLB HAGL
DNTH: Sáng 5/4, Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) và Câu lạc bộ Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) chính thức công bố hợp tác chiến lược. Theo đó nhãn hàng VÄRNA LIFE - Nutifood trở thành nhà tài trợ chính cho CLB HAGL trong...

Herbalife Việt Nam tiếp tục khuyến khích lối sống năng động trong cộng đồng
DNTH: Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, là Nhà Tài Trợ Dinh Dưỡng chính thức của giải chạy lâu đời và giàu truyền thống nhất Việt Nam, Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền...

VFF cùng Vinmec ký kết hợp tác chiến lược về y học thể thao
DNTH: Sáng 1/4, buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện phát triển chuyên môn, đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa Vinmec và LĐBĐ Việt Nam (VFF) đã diễn ra.

Kon Tum: Quy tụ 28 đội tranh tài tại Giải bóng chuyền hạng A quốc gia 2025
DNTH: Giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025 là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất từ trước tới nay được tổ chức tại tỉnh Kon Tum.

Người phụ nữ U70 đam mê chinh phục đường đua marathon
DNTH: Ở tuổi 65, khi nhiều người đã chọn cuộc sống an nhàn bên con cháu, thì chị Phan Thị Mỹ Phương (sinh năm 1960, phường Tây Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) lại chọn một hành trình khác: chinh phục những đường đua marathon đầy thử thách.
Đô thị cuộc sống
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...