Đào, quất “trầm lắng”, tiểu thương chưa dám nhập hàng về bán

07:51 | 16/01/2025

DNTH: Mặc dù chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, tuy nhiên thị trường hoa tết ở Tp. Vinh (Nghệ An) có phần trầm lắng hơn trước, dọc các tuyến đường các loài hoa và cây cảnh chưa được bày bán nhiều.

Thị trường hoa Tết ảm đạm

Vào các năm trước, sau ngày Rằm tháng 12 âm lịch, thị trường hoa Tết Nguyên đán tại Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An sẽ sôi động. Các thương lái bắt đầu tấp nập đưa đào, quất về bán. Thế nhưng, vào năm nay, không khí bỗng dưng trầm lắng bất thường.

Khảo sát tại các tuyến đường lớn, chưa hề có cảnh nhộn nhịp như thường thấy. Các điểm bán đào, quất cũng ít cây hơn trước. Phần lớn người dân mới chỉ đến xem để tham khảo giá cả.

Đào, quất “trầm lắng”, tiểu thương chưa dám nhập hàng về bán- Ảnh 1.

Cây đào cổ được thương lái rao bán với giá 150 triệu đồng.

Mang hơn 100 cành đào thế từ Mộc Châu về Tp. Vinh trong gần một tuần qua, nhưng đến nay, anh Đặng Vặn Thiện (quê huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), một thương lái chuyên bán đào thế cho biết vẫn chưa bán được bao nhiêu.

 

"Đào năm nay đi chậm, kén người mua. Có lẽ, do người dân nắm được tình hình kinh tế khó khăn nên cũng siết chặt hầu bao. Hy vọng rằng, những ngày tới, tình hình sẽ khá hơn", anh Thiện nói.

Năm nay, anh Thiện vận chuyển vào Tp.Vinh các gốc đào bình dân, giá từ 6-7 triệu đồng, tăng khoảng 2 triệu đồng so với năm ngoái và một ít gốc đào tầm trung giá 20 - 25 triệu đồng, tăng 4 triệu so với năm ngoái.

"Đây là loại bán rất chạy hồi tết năm ngoái, nhưng hiện vẫn đang rất khó bán, hầu hết khách chỉ đến tham khảo giá cả", anh Thiện cho biết thêm.

Đào, quất “trầm lắng”, tiểu thương chưa dám nhập hàng về bán- Ảnh 2.

Các cây đào được đưa về từ Mộc Châu nhưng hiện vẫn rất ít người mua.

Ngoài ra, anh còn đưa một cây đào cổ thụ hơn 100 năm có giá 150 triệu đồng. Đã có người đến hỏi mua với giá 120 triệu đồng nhưng anh vẫn nhất quyết không bán. Theo thương lái này, nếu như các năm trước anh đưa vào Tp.Vinh cả trăm cây đào cổ thụ để bán thì năm nay chỉ đưa vào 10 cây. 

"Cây càng lớn thì giá càng cao, kinh tế khó khăn sợ khó bán nên tôi chỉ đưa vào 10 cây trưng bày bán thử. Nếu hết thì mình thuê xe chở vào bán tiếp", anh Thiện nói.

Giá đào, quất tăng mạnh do thời tiết

Theo các tiểu thương, do ảnh hưởng của bão số 3, số 4 ở các tỉnh phía Bắc nên hoa của các nhà vườn bị hư hỏng nhiều. Tình trạng khan hiếm khiến giá cả một số mặt hàng tăng cao. Tăng mạnh nhất là đào thế và quất cảnh, dao động từ 20 - 30% tùy loại.

Đặc biệt, số lượng đào tại Nhật Tân bị thiệt hại nghiêm trọng. Những hộ trồng đào lâu năm kịp chạy đào trong cơn ngập lụt thì giữ lại được ít đào chậu, còn hầu như đào cành "thất thu". Cũng vì vậy, hiện loại đào này rất hiếm và giá rất cao so với năm ngoái.

Đào, quất “trầm lắng”, tiểu thương chưa dám nhập hàng về bán- Ảnh 3.

Không chỉ đào mà cây quất, bưởi cũng bán chậm.

Không chỉ đào mà cây quất, bưởi cũng bán chậm. Ông Nguyễn Đức Lữ (quê huyện Hưng Yên) cho biết, dịp tết năm ngoái ông vận chuyển vào Tp. Vinh hơn 3.000 chậu quất và bưởi để bán, song năm nay giảm chỉ còn hơn 1.000 chậu.

Một phần do thời tiết thất thường, một phần do giá quất kiểng nhập tại nhà vườn tăng cao, giá thuê mặt bằng cũng tăng, nhưng giá bán thì vẫn không tăng hơn năm ngoái bao nhiêu.

"Năm nay kinh tế khó khăn, sợ khó bán nên tôi mới chỉ nhập một số lượng vừa phải xem tình hình thế nào rồi tình tiếp", ông Lữ nói.

Tùy vào độ lớn, kiểu dáng, quất cảnh hiện đang được các thương lái rao bán với giá từ vài trăm ngàn đến hàng chục triệu đồng mỗi cây. Còn quất bonsai có giá từ 300.000 - 500.000 đồng mỗi chậu.

Đào, quất “trầm lắng”, tiểu thương chưa dám nhập hàng về bán- Ảnh 4.

Trung bình mỗi chậu bưởi, chanh có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng tùy kiểu dáng.

Anh Nguyễn Văn Tiến (quê huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) cho biết, dự đoán thị trường hoa tết năm nay có phần ảm đạm do kinh tế khó khăn nên anh chỉ nhập các loại quất bonsai nhỏ để dễ tiêu thụ.

"Năm nay tôi nhập gần 3.000 chậu quất, bưởi và mai bán tết. Giá mua tại vườn tăng nhưng sợ khó bán nên hiện tôi đang giữ giá như năm ngoái", anh Tiến nói.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đồng bằng sông Cửu Long và bài toán thu hút vốn xanh cho phát triển bền vững

DNTH: Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 với chủ đề “Huy động...

Hướng đi nào cho gạo Việt Nam trước sức cạnh tranh từ Ấn Độ?

DNTH: Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để duy trì và nâng cao vị thế, ngành gạo Việt Nam cần tìm ra những chiến lược...

SMEs Nông thôn: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở khu vực nông thôn Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, khi đối mặt với các doanh nghiệp lớn, họ phải đối diện với không ít...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục đà tăng

DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.

Lấy kinh tế tư nhân làm trọng tâm của chính sách, chiến lược phát triển

DNTH: Nếu đã xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì các chính sách và chiến lược phát triển phải lấy khu vực này làm trọng tâm.

Có nên tái đàn trong thời điểm giá thịt lợn tăng cao?

DNTH: Giá lợn đang trên đà tăng cao, tạo ra không ít cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngành chăn nuôi. Người chăn nuôi đang đứng trước bài toán khó khi quyết định có nên tái đàn với số lượng lớn hay không.

XEM THÊM TIN