Đấu giá 9 mỏ đất san lấp, tăng 145,6% so với khởi điểm

13:08 | 20/03/2025

DNTH: Ngày 19/3, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Tham dự cuộc đấu giá có đại biểu Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, Công an tỉnh, Sở Công thương…

Gia Lai: Đấu giá 9 mỏ đất san lấp, tăng 145,6% so với khởi điểm 2
Quang cảnh buổi đấu giá 9 mỏ đất san lấp tại Gia Lai. Ảnh: Minh Vỹ
Gia Lai: Đấu giá 9 mỏ đất san lấp, tăng 145,6% so với khởi điểm 3
Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tổ chức đấu giá. Ảnh: Minh Vỹ

Vị trí 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường nằm tại xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) có diện tích 2,45 ha, xã Ia Pếch (huyện Ia Grai) có diện tích 2,8 ha, xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) có diện tích 2 ha, xã Lơ Ku (huyện Kbang) có diện tích 1,34 ha, xã Tơ Tung (huyện Kbang) có diện tích 1,74 ha, xã Yang Nam (huyện Kông Chro) có diện tích 1,02 ha, 2 mỏ đất tại xã Ia Ake (huyện Phú Thiện) có diện tích 8,77 ha, xã Ia Sol (huyện Phú Thiện) có diện tích 4,68 ha.

Gia Lai: Đấu giá 9 mỏ đất san lấp, tăng 145,6% so với khởi điểm 4
Đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu. 

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Giá khởi điểm (mức thu), R (%) = 27 (%).

Kết thúc phiên đấu giá, 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường đều được đấu giá thành công với tổng số phần trăm R (%) = 172,6 (%), tăng 145,6 (%) so với giá khởi điểm.

Việc đấu giá thành công các khu vực mỏ này không chỉ góp phần cung cấp nguồn đất san lấp phục vụ các công trình hạ tầng, mà còn đón đầu nhu cầu vật liệu phục vụ dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, dự kiến triển khai trong năm nay. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đồng bằng sông Cửu Long và bài toán thu hút vốn xanh cho phát triển bền vững

DNTH: Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 với chủ đề “Huy động...

Hướng đi nào cho gạo Việt Nam trước sức cạnh tranh từ Ấn Độ?

DNTH: Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để duy trì và nâng cao vị thế, ngành gạo Việt Nam cần tìm ra những chiến lược...

SMEs Nông thôn: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở khu vực nông thôn Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, khi đối mặt với các doanh nghiệp lớn, họ phải đối diện với không ít...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục đà tăng

DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.

Lấy kinh tế tư nhân làm trọng tâm của chính sách, chiến lược phát triển

DNTH: Nếu đã xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì các chính sách và chiến lược phát triển phải lấy khu vực này làm trọng tâm.

Có nên tái đàn trong thời điểm giá thịt lợn tăng cao?

DNTH: Giá lợn đang trên đà tăng cao, tạo ra không ít cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngành chăn nuôi. Người chăn nuôi đang đứng trước bài toán khó khi quyết định có nên tái đàn với số lượng lớn hay không.

XEM THÊM TIN