Dâu tây Sơn La: Lan tỏa thương hiệu

15:20 | 16/12/2020

DNTH: Dâu tây Sơn La với vị ngọt nơi đầu lưỡi và thơm mát dễ chịu đã trở thành loại quả đặc sản của vùng cao nguyên Mộc Châu, Sơn La.

Được trồng thử nghiệm tại Sơn La cách đây gần 10 năm, đến nay tổng diện tích cây dâu tây toàn tỉnh là trên 25 ha, tập trung tại các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn… sản lượng bình quân hàng năm đạt trên 330 tấn.

Với sự đầu tư đồng bộ về giống, kỹ thuật sản phẩm dâu tây Sơn La đã và đang chiếm lĩnh được thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.

Dâu tây Sơn La: Lan tỏa thương hiệu
Dâu tây Sơn La có vị thơm ngọt đặc trưng

Đặc biệt, sản phẩm dâu tây trồng tại Mộc Châu, là vùng đất có điều kiện tự nhiên cùng khí hậu mát mẻ quanh năm từ 18-20 độ C và biên độ nhiệt độ ngày – đêm chênh lệch lớn, “ngày để cây sinh trưởng, đêm để quả tích ngọt” đã tạo cho quả dâu tây Mộc Châu một hương vị rất thơm ngon đặc trưng, đậm đà.

Với các giống nhập ngoại từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Mỹ nhưng nay các loại giống đều rất thích hợp với khí hậu và vùng đất cao thảo nguyên Mộc Châu, cây nhanh bén rễ, sinh trưởng và cho nhiều quả ngon ngọt, quả dâu tây ăn có vị ngọt nơi đầu lưỡi và vị thơm mát dễ chịu nên đã trở thành loại quả đặc sản của vùng cao nguyên Mộc Châu.

Dâu tây Sơn La: Lan tỏa thương hiệu
Quảng bá thương hiệu dâu tây Sơn La

Dâu tây Sơn La được trồng và chăm sóc theo quy trình an toàn với các loại phân bón hữu cơ vi sinh và cách làm luống được bố trí khoa học để cho cây hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất, sinh trưởng mạnh và tăng khả năng ra hoa, kết trái nên quả dâu tây Sơn La luôn to, đỏ tươi, rất thơm ngon và có nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

Hiện nay, các trang trại dâu tây đã trở thành các điểm nhấn về cảnh quan, nhằm thu hút thêm nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, du lịch, từ đó tạo ra việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương. Sản phẩm hiện đang được bày bán tại các hệ thống siêu thị lớn của Việt Nam như: siêu thị BigC, siêu thị Aeon, Siêu thị Vinmart, Siêu thị Coop mart, Hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch: An Hoà, Clever Food, Biggreen, Sói Biển, Bác Tôm, các kênh thương mại online, các đại lý trái cây tại nhiều địa phương.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

Nông dân "thất bát" vì hồ tiêu mất mùa

DNTH: Vào thời điểm đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch tiêu năm 2025, nhiều hộ dân tại các vùng trồng tiêu lớn của tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với vụ mùa "thất bát" nhất trong những năm trở lại đây. 

XEM THÊM TIN