Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, quản lý sức khỏe người dân tại cơ sở

06:03 | 07/07/2024

DNTH: Hệ thống y tế cơ sở là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi ốm đau, dịch bệnh. Do vậy, việc phát triển mạng lưới y tế cơ sở hoạt động hiệu quả sẽ rất có ý nghĩa, giúp tiết kiệm rất lớn về chi phí, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

1
Y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Tuyến y tế cơ sở phải đối mặt với không ít rào cản

Y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, hệ thống y tế được triển khai thực hiện có hiệu quả, sâu rộng như chương trình tiêm chủng mở rộng, dân số kế hoạch hóa gia đình, khám chữa bệnh thông thường, phòng chống dịch bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em…

Hiện tại, 30 Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 55 phòng khám đa khoa và có 485/579 trạm y tế xã, phường, thị trấn tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (chiếm 83,7%). Tổng số lượt khám bệnh 6 tháng đầu năm 2024 tại các phòng khám đa khoa, trạm y tế là hơn 1,3 triệu lượt.

Đặc biệt, tuyến y tế cơ sở thực hiện việc quản lý sức khỏe, khám điều trị các bệnh thường gặp cho người dân trên địa bàn; theo dõi, quản lý và điều trị các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, phát hiện mới tiền tăng huyết áp là 46.327 người, phát hiện mới tăng huyết áp là 12.726 người, quản lý điều trị mới 12.321 người; gần 4.500 người bị đái tháo đường, quản lý can thiệp dự phòng cho trên 29.000 người; tư vấn điều trị cho hơn 25.200 người có nguy cơ tim mạch.

Thành phố hỗ trợ các quận, huyện, thị xã đầu tư nâng cấp y tế cơ sở trong giai đoạn 2021-2025 từ nguồn ngân sách thành phố với tổng số 198 dự án, trong đó có 9 Trung tâm Y tế, 11 phòng khám đa khoa và 178 trạm y tế. Tính đến quý II năm 2024, có 106 dự án đã hoàn thành, 63 dự án đang triển khai thực hiện, ngoài ra còn 54 dự án nâng cấp y tế cơ sở từ ngân sách cấp huyện.

Cùng với việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, thành phố cũng luôn quan tâm cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực, đây được xem là một tiêu chí rất quan trọng, quyết định thành công, định hướng sự phát triển của hệ thống y tế cơ sở. Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội đề xuất thành phố có chính sách tuyển dụng, thu hút, hỗ trợ cán bộ y tế làm việc tại các Trung tâm Y tế và trạm y tế. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai trạm y tế làm việc theo nguyên lý y học gia đình, thực hiện quản lý các bệnh không lây nhiễm, quản lý sức khỏe người dân, cập nhật hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử.

Về triển khai thực hiện Đề án 06, Sở Y tế phối hợp với UBND Thành phố, Tập đoàn Viettel nghiên cứu, hiệu chỉnh hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử Tập đoàn Viettel cung cấp, đã được đánh giá đảm bảo về an ninh mạng, an  toàn thông tin về hạ tầng, ứng dụng theo quy định, đáp ứng yêu cầu kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư và VNeID do Bộ Công an quản lý.

Đồng thời, triển khai công tác chuẩn hóa dữ liệu, lọc trùng thông tin người dân, cập nhật kết quả khám học sinh sinh viên, khám sức khỏe định kỳ và kết quả khám sàng lọc bệnh nhân không lây nhiễm tại 30 Trung tâm Y tế và 579 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Kết quả, đã chuẩn hóa dữ liệu cho gần 8 triệu người dân; bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế cho 4,37 triệu người phục vụ sẵn sàng đủ thông tin kết nối với cơ sở dữ liệu Bảo hiểm xã hội và kết nối kết quả khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, tuyến y tế cơ sở phải đối mặt với không ít rào cản, khó khăn về nhân lực, thiếu bác sĩ tại các phòng khám đa khoa, trạm y tế của một số Trung tâm Y tế; công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại một số đơn vị chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại một số quận, huyện còn chậm do chưa đảm bảo tiến độ xây dựng, cải tạo sửa chữa các trạm y tế…

2
Tuyến y tế cơ sở phải đối mặt với không ít rào cản, khó khăn về nhân lực, thiếu bác sĩ tại các phòng khám đa khoa, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại một số đơn vị chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Làm tốt công tác chuyển giao Trung tâm Y tế về UBND quận, huyện quản lý

Để làm tốt việc chuyển giao 30 Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã về UBND cấp quận, huyện quản lý từ 1/7/2024 theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư; Kế hoạch số 17-KH/BCĐ ngày 15/01/2024 của Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế về Kế hoạch công tác năm 2024 của Ban chỉ đạo quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thành phố. Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành của thành phố và các Trung tâm Y tế rà soát, đánh giá thực trạng đơn vị trước khi chuyển giao.

Việc chuyển giao các Trung tâm Y tế về UBND quận, huyện quản lý sẽ tạo thuận lợi trong công tác kiểm tra giám sát, thống nhất sự chỉ đạo của chính quyền và cấp ủy địa phương trong việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Sở Y tế Hà Nội sẽ chuyển giao nguyên trạng  toàn bộ tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hồ sơ, sổ sách… của Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã về UBND quận, huyện quản lý. Việc chuyển giao này đảm bảo việc quản lý thống nhất, đồng bộ, phát huy được vai trò của cả hệ thống chính trị cho sự phát triển sự nghiệp y tế cơ sở và y tế dự phòng.

Song song với đó, việc chuyển giao các Trung tâm Y tế về UBND quận, huyện quản lý cũng có thể kỳ vọng y tế cơ sở sẽ tiếp tục được quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, phù hợp với nguồn lực sẵn có của từng địa phương.

Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND quận, huyện xây dựng quy chế phối hợp về mặt chuyên môn trong chỉ đạo chung, đáp ứng công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân ngày một tốt hơn.

3
Ngành Y tế cần tiếp tục thực hiện đổi mới y tế cơ sở một cách  toàn diện, đồng bộ, bảo đảm để tất cả mọi người dân được sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng tại cơ sở.

Tiếp tục làm tốt, phát huy hiệu quả y tế cơ sở

Để y tế cơ sở thực sự trở thành “người gác cổng” trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho rằng, ngành Y tế cần tiếp tục thực hiện đổi mới y tế cơ sở một cách  toàn diện, đồng bộ, bảo đảm để tất cả mọi người dân được sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng tại cơ sở, qua đó giúp giảm chi phí đi lại, chi phí điều trị, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Đồng thời, các đơn vị cần tiếp tục tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa nhằm thu hút người bệnh đến khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình.

Các Trung tâm Y tế rà soát nhân lực khám bệnh, chữa bệnh, phấn đấu 100% thực hiện khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại các trạm y tế; đẩy mạnh việc thực hiện quản lý sức khỏe người dân, quản lý, theo dõi các bệnh không lây nhiễm ngay tại các trạm y tế.

Tuyến y tế cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập nên chưa thực sự thu hút người dân đến khám chữa bệnh ban đầu. Do đó, các đơn vị cần chủ động tham mưu, đề xuất, đồng thuận của chính quyền địa phương trong việc nâng cao hệ thống y tế cơ sở từ cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân; có cơ chế chính sách đãi ngộ nhằm động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cũng nhấn mạnh, ngành Y tế tiếp tục tập trung đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động chuyên môn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả quản lý, theo dõi sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn; liên thông kết nối, chia sẻ dữ liệu trên hệ thống với nhau, đảm bảo chính xác, an  toàn, hiệu quả; tiếp tục triển khai thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử, bảo đảm mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe cá nhân. Duy trì việc liên thông dữ liệu kết quả khám chữa bệnh của người dân tại bệnh viện tuyến huyện, 30 Trung tâm Y tế (trạm y tế, phòng khám đa khoa) và bệnh viện tuyến thành phố, các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập lên hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố ngay sau khi người dân kết thúc khám và điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

 Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

DNTH: Ngày 13/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 và chương...

Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ

DNTH: Tháng Mười – tháng của sự yêu thương và tri ân những người phụ nữ – đã trở nên ý nghĩa hơn với những hoạt động đồng hành từ Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm STARMED và nhãn hàng Dr.Wet.

Hệ thống Thế giới sơ sinh nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Cần Thơ

DNTH: Hệ thống Thế giới sơ sinh, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã tổ chức Festival Mẹ Bầu & Em Bé nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Sự kiện không chỉ tri ân khách hàng mà...

Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm

DNTH: Theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN 2022), tại Việt Nam có 180.480 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú đã vượt lên trên ung thư gan trở thành bệnh đứng thứ nhất về tỉ lệ mắc mới, với 24.563 ca...

Giới trẻ tặng nhau chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

DNTH: Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như "nhân sâm người nghèo", ở quê mọc cao vút

DNTH: Có một loại lá tưởng không ăn được nhưng khi mang đi chế biến theo cách này rất tốt cho sức khỏe, thậm chí phòng ngừa ung thư, tuy nhiên cần ghi nhớ lưu ý khi dùng.

XEM THÊM TIN