Thứ ba, 21/03/2023, 18:57

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Phát triển thương hiệu Doanh nghiệp

Đẩy mạnh huy động nguồn lực doanh nghiệp Nhà nước tham gia phát triển kinh tế - xã hội đất nước

DNTH: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2022 về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế - xã hội.

Doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế

Nghị quyết nêu rõ, khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Trong các năm qua, DNNN đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, thể hiện vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid - 19 và những biến động trong khu vực và quốc tế, DNNN đã tích cực triển khai và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh các kết quả đạt được, khu vực DNNN vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trong huy động nguồn lực, trong đó, vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác chưa được phát huy rõ nét. Năng lực đổi mới sáng tạo còn hạn chế, đặc biệt trong các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế như các công nghệ lõi, công nghệ số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; các ngành năng lượng mới, năng lượng sạch; các ngành chứa đựng giá trị khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cao...

Hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, vẫn còn doanh nghiệp, dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ kéo dài.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác đầu tư nhằm khơi thông nguồn lực, phát huy vai trò của DNNN trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (địa phương), Hội đồng thành viên, Người đại diện phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương quán triệt, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những nội dung sau:

Đến hết năm 2025 phấn đấu 100% tập đoàn kinh tế, tổng công ty có dự án triển khai mới, trong đó có một số dự án đầu tư tiêu biểu, có tính chất dẫn dắt, lan tỏa, mang thương hiệu của DNNN.

Có ít nhất 25 DNNN có vốn chủ sở hữu hoặc vốn hóa trên thị trường chứng khoán đạt trên 1 tỷ đô la Mỹ, trong đó có ít nhất 10 doanh nghiệp đạt mức trên 5 tỷ đô la Mỹ; 100% DNNN có định hướng và thực hiện chuyển dịch đầu tư, hướng đến các dự án đầu tư, sử dụng công nghệ xanh, sạch và giảm thải khí carbon.

Đóng góp của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vào ngân sách Nhà nước bình quân giai đoạn 2021 - 2025 tăng khoảng 5% - 10% so với giai đoạn 2016 - 2020.

Đẩy mạnh huy động nguồn lực của DNNN vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Nghị quyết là đẩy mạnh việc huy động nguồn lực của DNNN tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Cụ thể, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực; gắn chiến lược phát triển của DNNN với phát triển ngành, lĩnh vực để phát huy nguồn lực quan trọng của đất nước.

Khẩn trương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty phù hợp với quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó có giao nhiệm vụ cho DNNN triển khai nghiên cứu đầu tư một số dự án quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, như: năng lượng (trong đó ưu tiên năng lượng tái tạo, năng lượng sạch), công nghiệp bán dẫn, đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia (như đường cao tốc, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển...), hạ tầng chuyển đổi số, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, cung ứng các nguyên vật liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất (như luyện thép, hóa dầu)... trên cơ sở thế mạnh, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Xây dựng cơ chế khuyến khích phối hợp, hợp tác giữa DNNN với nhau và với các doanh nghiệp tư nhân để thực hiện các dự án quy mô lớn, nâng cao hiệu quả tổng thể chuỗi dự án nhằm phát triển chuỗi giá trị của ngành, lĩnh vực, mở rộng không gian kinh doanh trên nguyên tắc các bên cùng đạt hiệu quả.

Nghiên cứu, nâng cao vai trò của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, nhất là vai trò là nhà đầu tư của Chính phủ để thu hút thêm nguồn lực tài chính vào các doanh nghiệp, dự án lớn, quan trọng.

Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải

Nhiệm vụ và giải pháp khác mà Nghị quyết đưa ra là nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN.

Cụ thể, rà soát, tinh giản bộ máy; thiết lập hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ có hiệu quả. Kiên quyết phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích, tình trạng móc ngoặc, hình thành “lợi ích nhóm”, “sân sau”, lạm dụng chức vụ, quyền hạn thao túng hoạt động của DNNN, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước và doanh nghiệp.

Chú trọng nâng cao giá trị thương hiệu, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp; tiết kiệm tối đa chi phí, tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai... của DNNN, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, đẩy mạnh xây dựng uy tín và thương hiệu của DNNN trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tăng cường áp dụng mô hình kinh doanh mới, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường để nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh.

Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các DNNN tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.

 

Nguyên Khánh

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà trải lòng về nỗi đau thương trường: Trong 1.000 ngày, tôi mất 1.000 tỷ

Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà trải lòng về nỗi đau thương trường: Trong...

Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà, cho biết việc đầu tư các dự án bất động sản và trung tâm thương mại trong giai đoạn 2011 – 2014 đã khiến công ty tổn thất tới 1.000 tỷ đồng.
Chỉ 4 phút 30 giây, Đặng Lê Nguyên Vũ chứng tỏ ông là một bậc thầy marketing như thế nào

Chỉ 4 phút 30 giây, Đặng Lê Nguyên Vũ chứng tỏ ông là một bậc thầy...

Theo ông Vũ, trong giai đoạn mới, Trung Nguyên cần một chiến lược phát triển mới. Chiến lược này bà Thảo không hiểu được, "không phải nền tâm thức của một con buôn mà đi làm việc được".
Văn Phú – Invest tiếp tục nằm trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Văn Phú – Invest tiếp tục nằm trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng...

DNTH: Ngày 22/4 vừa qua, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest được Vietnam Report và Báo Điện tử Vietnamnet vinh danh là một trong những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), duy trì thành tích năm thứ 2 liên tiếp nắm giữ vị trí quan trọng này.
“Bắt mạch” Sơn Hải Group của "đại gia" Nguyễn Viết Hải

“Bắt mạch” Sơn Hải Group của "đại gia" Nguyễn Viết Hải

Các năm trở lại đây, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Sơn Hải Group) đều đặn ghi nhận cả trăm đến nghìn tỉ đồng doanh thu mỗi năm, song tỷ suất sinh lời chỉ ở mức thấp.
Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ năm 2020 gọi tên hơn năm chục doanh nghiệp

Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ năm 2020 gọi tên hơn năm chục doanh nghiệp

Trong đó riêng nhóm ngành ngân hàng đóng góp đến 16 cái tên trong nhóm các doanh nghiệp lãi nghìn tỷ năm 2020.
BIDV giảm lợi nhuận, tăng dự phòng mùa Covid-19

BIDV giảm lợi nhuận, tăng dự phòng mùa Covid-19

BIDV đang chấp nhận giảm lợi nhuận để gia tăng "bộ đệm" dự phòng nợ xấu, trong bối cảnh hệ lụy từ dịch Covid-19 còn phức tạp và khó lường.
Ông chủ Hòa Phát: Là đại gia hay không, tôi vẫn phải sống với cái danh ấy

Ông chủ Hòa Phát: Là đại gia hay không, tôi vẫn phải sống với cái...

“Rất nhiều người dị ứng bị gọi là đại gia còn quan điểm của tôi là nếu được coi là đại gia, dù thích hay không mình vẫn phải sống chung với cái danh ấy”, chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long nói.
Nhiều cảm xúc tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân chương hạng Nhất của CT Group

Nhiều cảm xúc tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân...

DNTH: Không chỉ vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì cùng nhiều hoạt động sôi nổi, Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập CT Group cũng đồng thời công bố nhiều chiến lược mới quan trọng của Tập đoàn và sẵn sàng bước vào 30 năm tiếp theo với những định hướng rất rõ ràng cho tương lai, đặc biệt là viêc tiến công thần tốc vào mảng Công nghệ cao và đẩy mạnh toàn cầu hoá.