ĐBQH: 'Ngành giáo dục bây giờ tìm được học sinh yếu kém như mò kim đáy bể'

20:38 | 30/05/2019

DNTH: Vụ việc gian lận thi cử năm 2018 được nhiều Đại biểu nhắc đến tại Quốc hội, trong đó có ĐBQH gọi việc gian lận này là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ. Có đại biểu thì nói: "Ngành giáo dục bây giờ tìm được một học sinh yếu kém khó như mò kim đáy bể" khi nhắc đến bệnh thành tích trong giáo dục.

Đại biểu Thái Trường Giang gọi gian lận thi cử 2018 là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ. (Ảnh: Quochoi.vn).

Đại biểu Thái Trường Giang gọi gian lận thi cử 2018 là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ. (Ảnh: Quochoi.vn).

Gian lận thi cử là ăn cướp, vô liêm sỉ

Phát biểu tại Quốc hội, đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) nói: Những gì diễn ra trong thời gian gần đây khiến chúng ta không khỏi lo lắng cho ngành giáo dục, đôi khi còn nghi ngờ vai trò và chính sách, hành động của ngành này.

Đại biểu đoàn Ca Mau đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay không thực chất, vẫn chạy theo bệnh thành tích, không những không giảm mà có chiều hướng gia tăng. Ngành giáo dục cũng không dám đối diện với sự thật để làm cho kết quả của ngành thực chất hơn, đúng với thực trạng hơn.

“Không phải bệnh thành tích thì là gì khi mà một lớp học có 43 học sinh thì có tới 42 học sinh giỏi, chỉ có 1 học sinh loại khá. Còn bao nhiêu trường hợp tương tự như vậy? Theo tôi là có rất nhiều nếu chúng ta tiến hành một cuộc khảo sát. Ngành giáo dục bây giờ tìm được một học sinh yếu kém khó như mò kim đáy bể”, đại biểu Giang bày tỏ trước Quốc hội.

Nói về tình trạng gian lận thi cử 2018, vị ĐBQH đoàn Cà Mau cho rằng, đây chỉ là giọt nước tràn ly. Trước tình trạng này, ngành giáo dục phải xem xét, đánh giá lại hiệu quả thực chất của việc nhập hai kỳ thi phổ thông và tuyển sinh đại học. Ngành giáo dục cũng phải xem lại phương pháp coi thi, phương pháp chấm thi… nhằm hạn chế thấp nhất tiêu cực trong thi cử.

ĐBQH Thái Trường Giang cho rằng, nếu như trước kia, tiêu cực trong thi cử chỉ diễn ra nhỏ lẻ thì ngày nay thành gian lận có tổ chức, tinh vi hơn, xảy ra ở nhiều địa phương do những người có chức quyền, có tiền có thế lực trong và ngoài ngành giáo dục làm.

Gọi hành vi gian lận này là ăn cướp, vô liêm sỉ, vị ĐBQH này gay gắt nói: "Tôi có thể gọi hành động gian lận trong thi cử trong năm 2018 là hành vi ăn cướp, là vô liêm sỉ vì đã đánh mất cơ hội, cướp mất tương lai của các cháu học thật và thi thật. Hành động gian lận thi cử đã làm băng hoại nền tảng xã hội và nền giáo dục nước nhà”.

Từ những vấn đề nêu trên, đại biểu Thái Trường Giang đề nghị Chính phủ, Bộ GD&ĐT nhìn vào sự thật, đánh giá đúng và trúng thực chất những vấn đề tồn tại của ngành giáo dục. Từ đó, có những giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn nữa để cứu vãn nền giáo dục nước nhà.

Ai dám chắc năm nay không xảy ra tiêu cực?

Cùng phát biểu về vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) bày tỏ: "Từ đầu nhiệm kỳ đến nay Bộ GD&ĐT cứ loay hoay với những vấn đề mà ít đem lại hiệu quả. Cải tiến nối tiếp cải tiến nhưng tiêu cực lại nảy sinh".

Ông Sỹ Cương phản ánh rằng người dân không những không yên tâm mà còn mất niềm tin với giáo dục. Thử hỏi, nền giáo dục đi về đâu với những tiêu cực và nạn mua bán văn bằng chứng chỉ?

"Là người tổ chức kỳ thi do chính mình xây dựng, tiến hành, nhưng Bộ không kiểm soát được tình hình. Điều đáng nói, khi đã làm rõ sai phạm, việc công khai danh tính của phụ huynh và học sinh thì bộ không có chính kiến rõ ràng, lý giải nào là nhạy cảm, nào là nhân văn…", ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương bình luận.

Ông cũng đặt câu hỏi: "Bộ đang quyết tâm tổ chức kỳ thi năm 2019 an toàn, lành mạnh, nhưng ai dám chắc những tiêu cực không xảy ra nữa?".

Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng, cần thay đổi cách thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông, càng cải cách kết quả càng kém hơn, nhiều tiêu cực bị phát hiện hơn.

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu.

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu.

"Nếu phân tích kết quả không thể không đặt dấu hỏi: Vì sao nhiều tỉnh miền núi điểm khá giỏi lại cao hơn Hà Nội, Hồ Chí Minh. Nếu phúc tra cả nước, tôi tin sẽ còn rất nhiều vi phạm trong kỳ thi vừa qua”, đại biểu Hiếu nói và cho rằng, đó là lỗi hệ thống, lỗi quy trình và rất cần có người chịu trách nhiệm trước nhân dân. Có như vậy, trong tương lai các thử nghiệm của Bộ GD&ĐT về quy trình thi cử nói riêng và trong hệ thống giáo dục nói chung mới bảo đảm tính nghiêm túc, khoa học và hiệu quả.

Ông Hiếu cũng cho rằng, trong giáo dục, việc đánh giá kết quả là hết sức quan trọng. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đã có rất nhiều cải cách nhưng theo nhìn nhận của đại biểu, các phương pháp đó là chưa đúng.

Trong phiên thảo luận về giáo dục, nhiều người đã bàn về triết lý giáo dục, trước mắt chúng ta cần đưa ra nguyên tắc giáo dục rất đơn giản nhưng cần thiết lúc này là một nền giáo dục không nói dối.

“Không thể tạo nên một sản phẩm giáo dục hoàn hảo khi chúng ta chấp nhận nói dối từ những năm đầu tiên các con cắp sách tới trường”, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu nói.

Nguyễn Nam/Sức Khỏe Cộng Đồng

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

"Muốn có thu nhập cao, Việt Nam phải ở nhóm đi đầu về công nghiệp công nghệ số"

DNTH: Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, công nghệ số sinh ra chuyển đổi số, là lực lượng sản xuất mới, thực sự mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên số cho sự phát triển của nhân loại.

Kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất, giải quyết điểm nghẽn về thể chế

DNTH: Ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bế mạc. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu đánh giá, đây là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Nhiều Luật đưa ra với tính chất phức tạp,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia

DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội trao Nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng

DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công...

Hôm nay (29/11) Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng

DNTH: Ngày 29/11, theo Chương trình của kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật như: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Chứng khoán sửa đổi,...

Đại biểu Quốc hội đề xuất bảo lưu khi đóng bảo hiểm thất nghiệp 144 tháng

DNTH: Đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo; đồng thời phải liên thông dữ liệu để tránh trục...

XEM THÊM TIN