ĐBQH: Tham gia CPTPP, “tư duy quản trị phải 4.0, chứ cứ 2.0 thì khó thay đổi”
08:38 | 03/11/2018
DNTH: Thảo luận ở tổ về phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sáng 2/11, đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, “tư duy quản trị phải 4.0, chứ cứ 2.0 thì khó thay đổi. Mình phải tạo điều kiện để sự sáng tạo phát triển".
Không vươn lên sẽ “thành thị trường tiêu thụ của các nước”
Theo báo cáo của Chính phủ, gia nhập CPTPP, các sản phẩm về may mặc, giày da, thực phẩm sẽ có nhiều lợi thế, nhưng những hàng hoá khác sẽ bị cạnh tranh, nhiều nhất là chăn nuôi.
Vì vậy, theo xu thế hội nhập bắt buộc phải tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên nghiệp với giống chất lượng cao, đầu tư khoa học công nghệ trong nông nghiệp phải rất lớn.
Ông Nguyễn Việt Dũng lưu ý, hiện nay công nghệ không phải là vấn đề mà là thể chế. "Phải sản xuất theo kiểu lớn, có chuỗi cung ứng thì khoa học công nghệ mới vào được. Chính phủ phải chuẩn bị sớm không sẽ khó khăn cho người dân", ĐB Đoàn TP Hồ Chí Minh nói.
Theo ĐB Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP Hồ Chí Minh), khi gia nhập CPTPP, thuế sẽ giảm cả 2 chiều. Khi được giảm thuế thì có lợi cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, hàng hoá trong nước thì phải theo xu hướng chung, đầu tư để làm tốt hơn, có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, ở chiều nhập khẩu, bà Lan e ngại, nếu doanh nghiệp Việt không cố gắng thì sẽ mất thị trường. Thế cạnh tranh bình đẳng dù tốt hơn cho người tiêu dùng nhưng gây khó khăn cho Chính phủ trong cân đối ngân sách vì thuế giảm.
"Chăn nuôi vừa qua chúng ta có một số việc gây mất uy tín nên hàng ngoại đang chiếm ưu thế. Ví dụ như bò, hiện các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nhập thịt mà còn nhập bò về nuôi. Khi thuế giảm thì nguy cơ rất lớn cho chăn nuôi nếu không chịu thay đổi", bà Lan cho rằng một mình nông dân không làm được mà phải có chiến lược quốc gia.
ĐB Nguyễn Đức Sáu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Luật gia TP Hồ Chí Minh cũng nêu thực tế bò Mỹ, bò Úc vào Việt Nam giá rất rẻ. Nếu không có đầu tư cho chăn nuôi thì Việt Nam sẽ thất bại ngay trên sân nhà.
"Nghề cá hiện nay phải đầu tư và làm sạch môi trường chăn nuôi. Nếu không sản phẩm xuất đi nước ngoài rất khó", ông nói.
Ra sân chơi thế giới không thể “chôm” hay copy
Chung vấn đề quan tâm, theo ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, với trình độ phát triển, năng suất lao động thấp, chưa có sản xuất quy mô lớn và ứng dụng khoa học vào sản xuất chưa cao… nếu không cố gắng vươn lên, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ của các nước.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ảnh: QH
"Nhân tố quan trọng nhất để Việt Nam không biến thành thị trường tiêu thụ của các nước là đẩy nhanh ứng dụng khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động", ông Dũng nhấn mạnh.
Theo ông Phan Xuân Dũng, sau khi QH thông qua, Chính phủ cần có những giải pháp trước mắt, lâu dài, nói rõ mặt được, chưa được và thách thức để doanh nghiệp, người dân thấy cần làm gì để có lợi thế nhất khi tham gia Hiệp định này.
Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP Hồ Chí Minh cũng kiến nghị, thời gian tới phải hoàn thiện luật pháp về sở hữu trí tuệ.
"Tư duy quản trị phải 4.0, chứ cứ 2.0 thì khó thay đổi lắm. Mình phải tạo điều kiện để sự sáng tạo phát triển", ông Nguyễn Việt Dũng nhấn mạnh, năng lực thực thi của chính quyền và văn hoá của cộng đồng phải được chuẩn bị vì khi hội nhập ra sân chơi thế giới không thể “chôm” hay copy.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên thì cho rằng, với một số ngành dịch vụ, chăn nuôi, bảo hiểm… sẽ gặp khó khăn do khả năng sản xuất 3 ngành hàng này yếu hơn các nước trong khu vực.
"Việt Nam có lợi thế ở ngành Công nghiệp nhẹ khi vào CPTPP, còn những ngành đòi hỏi “no house” thì lại không có lợi thế", ông đánh giá. Vì thế, tái cơ cấu kinh tế, đổi mới thể chế để phù hợp với CPTPP, trong đó quản trị quốc gia là vấn đề đặt ra rất lớn.
Dư địa đưa hàng Việt Nam vào thị trường 11 nước rất lớn
Phân tích cụ thể các cơ hội, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) cho hay, CPTPP gồm 11 quốc gia đều là những nước giàu, GDP bình quân đầu người là trên 30.000 USD, chỉ có Việt Nam GDP thấp nhất là 2.380 USD.
ĐB Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: QH
"Khi thu nhập cao, tiêu dùng nhiều, Việt Nam sẽ có cơ hội tạo ra sản phẩm chất lượng và giá cả thích hợp. Chúng ta không nhắm đến hàng giá rẻ mà là hàng tiêu chuẩn cao, phù hợp với người có thu nhập cao", ông Ngân nói.
Cũng theo ông Ngân, năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu của thị trường 11 quốc gia này là 10.000 tỷ USD, Việt Nam xuất khẩu 34,2 tỷ USD, nhập khẩu 33,9 tỷ USD, như vậy đang xuất siêu 0,3 tỷ USD. So với quy mô 10.000 tỷ USD thì Việt Nam mới chiếm 0,68%.
"Dư địa đưa hàng Việt Nam vào các thị trường này rất lớn, song đây cũng là thị trường rất kén sản phẩm", ông Ngân nhận xét.
ĐB Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) lưu ý thêm, tham gia CPTPP "có công ăn việc làm, GDP tăng trưởng thêm nhưng biến đổi về xuất nhập khẩu cũng có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại, gây bất ổn về tỷ giá".
Trước lo lắng, tham gia CPTPP “cơ hội nhiều, thách thức cũng rất lớn”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Mình cho hay, chúng ta đã có kinh nghiệm
“Khi ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, lúc đó nền kinh tế của chúng ta thấp hơn hiện nay rất nhiều. Nhưng sau 10 năm, chính Tổ chức Thương mại Thế giới đánh giá, Việt Nam là một trong những nước thành công nhất trong việc hội nhập kinh tế. Và từ hội nhập kinh tế, kinh tế Việt Nam đã phát triển hơn rất nhiều”, Phó Thủ tướng nêu.
Nhắc lại câu nói “biến thách thức thành cơ hội”, theo Phó Thủ tướng, cái chính là sự vươn lên của doanh nghiệp, hoàn thiện thể chế, nhất là tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
Hương Giang
Thanh Tra

Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
DNTH: Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, sáng 4/12, tại thủ đô Tokyo, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

"Muốn có thu nhập cao, Việt Nam phải ở nhóm đi đầu về công nghiệp công nghệ số"
DNTH: Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, công nghệ số sinh ra chuyển đổi số, là lực lượng sản xuất mới, thực sự mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên số cho sự phát triển của nhân loại.

Kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất, giải quyết điểm nghẽn về thể chế
DNTH: Ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bế mạc. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu đánh giá, đây là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Nhiều Luật đưa ra với tính chất phức tạp,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia
DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội trao Nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng
DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công...

Hôm nay (29/11) Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng
DNTH: Ngày 29/11, theo Chương trình của kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật như: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Chứng khoán sửa đổi,...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...