Để doanh nghiệp trẻ “không thua trên sân nhà”

07:28 | 27/05/2025

DNTH: Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị hướng tới kiến tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, bản thân mỗi doanh nghiệp phải chủ động nghiên cứu quy định, nhanh chóng thay đổi, thích nghi và tận dụng lợi thế để tự phát triển.

Cơ hội song hành thách thức

Chia sẻ tại toạ đàm về Nghị quyết 68 do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) tổ chức mới đây, ông Lưu Xuân Vĩnh, Giám đốc kiêm Luật sư điều hành Asia Legal đã chỉ rõ những điểm nổi bật của Nghị quyết 68. Cụ thể, Nghị quyết hướng đến đẩy mạnh cải cách thể chế, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi.

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân

Cơ quan quản lý Nhà nước chuyển từ mô hình quản lý sang đồng hành kiến tạo hỗ trợ doanh nghiệp. Các bộ ngành sẽ quyết liệt cắt giảm ít nhất 30% điều kiện kinh doanh, 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 68 cũng hướng đến tăng cường cơ hội tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp công nghệ cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong thời gian tới, sẽ có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...

Các doanh nhân cũng đề cập đến một thực tế đang diễn ra là các cơ quan Nhà nước đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, chống gian lận, chống thất thu, chống hàng gian, hàng giả... Chính vì vậy sắp tới, những doanh nghiệp trốn thuế, xào nấu sổ sách, mua bán hóa đơn... sẽ không còn đất sống. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh, đàng hoàng.

Song hành với những thuận lợi, nhiều doanh nhân trẻ cũng đề cập đến những nguy cơ đi cùng mà nghị quyết mang lại. Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc BATECO Group cho rằng, khi các thành phần kinh tế đều bình đẳng thì doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chấp nhận cạnh tranh bình đẳng với những doanh nghiệp có tiềm lực to lớn, kinh nghiệm hàng chục, hàng trăm năm đến từ nước ngoài.

Thứ nữa, bản thân doanh nghiệp Việt phải đầu tư, nâng cấp bản thân để đảm bảo các tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế, có như vậy mới đảm bảo cơ hội cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí cạnh tranh với chính các doanh nghiệp Việt đã đi trước, đón đầu cơ hội, để không tự thua ngay trên sân nhà.

Thay đổi nhận thức và hành động

Với Nghị quyết 68, một môi trường kinh doanh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ dần được kiến tạo. Ở chiều ngược lại, bản thân doanh nghiệp cũng phải chủ động nghiên cứu quy định, nhanh chóng thay đổi, thích nghi, tận dụng lợi thế để tự phát triển.

Thông điệp của Tổng Bí Thư về phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy và tầm  nhìn chiến lược

Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) Trần Đăng Nam nhấn mạnh, khi những định kiến đã được xóa bỏ, nền tảng phát triển đã được Đảng, Nhà nước kiến tạo thì doanh nhân phải có tinh thần, khát vọng, dám nghĩ lớn - làm lớn, không thỏa mãn với những gì đã có.

“Phải tạo ra những sản phẩm có chất xám, giá trị gia tăng cao, vươn ra thị trường thế giới. Đồng thời, phải xác định được tầm quan trọng của việc liên minh, liên kết, tạo ra những chuỗi sản xuất - kinh doanh có năng lực để cạnh tranh và tham gia các dự án, công trình có tầm cỡ…” - ông Trần Đăng Nam nhấn mạnh.

Ở khía cạnh liên quan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HanoiBA Trần Văn Minh cho rằng, doanh nhân trẻ cần chủ động đổi mới về tư duy của doanh nhân thời đại mới, phải có tri thức, trình độ quản trị cao, giữ vững đạo đức kinh doanh, tuân thủ pháp luật... Từ tư duy biến thành hành động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống lên môi trường điện tử, đảm bảo kinh doanh bền vững…

Một khía cạnh khác được đề xuất là các doanh nhân cần chủ động tham gia vào công tác góp ý, xây dựng pháp luật. ThS Lê Dung, Viện trưởng Viện Doanh Trí, Chủ tịch Câu lạc bộ CEO 1983 cho rằng, Nghị quyết 68 định hướng các cơ quan Nhà nước sẽ trở thành đối tác, song hành, hỗ trỡ doanh nghiệp thì ở chiều ngược lại, doanh nhân, doanh nghiệp, những người hiểu hơn ai hết vướng mắc trong môi trường kinh doanh cần chủ động tham gia, góp ý, đề đạt các giải pháp để gỡ các vấn đề còn vướng mắc trong việc xây dựng và thực thi Luật, cùng các cơ quan quản lý kiến tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Không dễ đi đường thẳng: Những ngã rẽ của doanh nghiệp nông nghiệp

DNTH: Một số doanh nghiệp rời khỏi lĩnh vực nông nghiệp sau thời gian thử sức. Nhưng đó không hẳn là thất bại. Trong một lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài, và rủi ro cao, việc điều chỉnh chiến lược, thậm chí rút lui, có...

Thị trường Bắc Trung Bộ đón dòng giao thương quốc tế

DNTH: Ngày 10/7, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị phối hợp Bộ Công thương và các đơn vị liên quan tổ chức chương trình đón Đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam giao dịch với các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025.

Phía Tây Gia Lai chờ “cú hích” từ quyết tâm của lãnh đạo mới

DNTH: Chỉ một thời gian ngắn sau sáp nhập đơn vị hành chính, lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã trực tiếp kiểm tra, đôn đốc một số dự án trọng điểm phía Tây tỉnh – những công trình được kỳ vọng tạo đột phá về lĩnh vực kinh tế.

6 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%

DNTH: Đây là thông tin trong Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 6/2025 và 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ công tác Quý III/2025 và tháng 7/2025 của Cục Việc làm, Bộ Nội vụ.

Chính phủ đồng hành cùng nhà đầu tư, hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng bền vững

DNTH: Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc khẳng định, Chính phủ cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư trong và ngoài nước, đề nghị các nhà đầu tư quan tâm, tích cực tham gia, hỗ trợ cho Việt Nam để thực hiện khát vọng tăng trưởng hai con...

Khu Công nghiệp Nam Pleiku: Đẩy nhanh tháo gỡ khó khăn để thu hút nhà đầu tư

DNTH: Ngày 9/7, trong chuyến kiểm tra, khảo sát tại một số xã, phường mới, các công trình, dự án trọng điểm ở phía Tây tỉnh Gia Lai, đồng chí Hồ Quốc Dũng – Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê.

XEM THÊM TIN