Đề xuất điều kiện hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài

08:16 | 30/11/2018

DNTH: Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và hướng dẫn đưa người lao động sang Đài Loan, thực tập sinh sang Nhật Bản và người lao động sang Ả Rập Xê út giúp việc gia đình, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cụ thể, doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là Công ty được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế và cá nhân Việt Nam. Tổ chức kinh tế tham gia góp vốn thành lập Công ty đề nghị cấp giấy phép không có cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

de xuat dieu kien hoat dong dich vu dua nld di lam viec o nuoc ngoai
Đề xuất điều kiện hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh minh họa

Vốn pháp định đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 5 tỷ đồng.

Theo dự thảo, tổ chức bộ máy chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của DN dịch vụ bao gồm: Các phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính của công ty thực hiện hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; Các chi nhánh (nếu có) thành lập và hoạt động theo quy định của Luật DN, được giao nhiệm vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo dự thảo, doanh nghiệp phải bố trí các cán bộ chuyên trách làm các nhiệm vụ khai thác thị trường ngoài nước, tuyển chọn lao động, quản lý đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, quản lý học viên, quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, tài chính, hành chính và hỗ trợ lao động về nước.

Cán bộ chuyên trách phải đáp ứng các điều kiện sau: Ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn với doanh nghiệp; không giữ vị trí là người quản lý doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi giấy phép (do vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) trong thời hạn 5 năm tính đến ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án hình sự của toà án; có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên; có kinh nghiệm về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Ngoài các quy định trên, cán bộ chuyên trách khai thác thị trường ngoài nước, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và quản lý lao động làm việc ở nước ngoài phải có trên 1 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cán bộ chuyên trách của các phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính phải đảm bảo có cán bộ tốt nghiệp các chuyên ngành luật, ngành kinh tế/quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và tài chính/kế toán.

Người đứng đầu các chi nhánh được giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (nếu có) ngoài các tiêu chuẩn như đối với cán bộ chuyên trách phải có trên 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Ngoài ra, doanh nghiệp dịch vụ phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động như sau: Số lượng phòng học và phòng ở cho học viên phải phù hợp với số lao động mà doanh nghiệp đưa đi nhưng đảm bảo tối thiểu cho 100 học viên tại một thời điểm.

Diện tích phòng học đáp ứng tối thiểu 1,4m2/học viên và diện tích phòng ở đáp ứng tối thiểu 3,5m2/học viên, có đầy đủ trang thiết bị cơ bản phục vụ học tập và sinh hoạt nội trú. Phòng học, phòng ở và trang thiết bị thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê/mượn theo hợp đồng thuê/mượn cơ sở vật chất phù hợp với quy định của pháp luật.

 

 

 

Trang Nhi

TBCKVN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 124/CĐ-TTg ngày 30/11/2024 về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024.

Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh

DNTH: Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc dự thảo Tờ trình quyết định bãi bỏ Quyết định 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh...

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 12/2024

DNTH: Trong tháng 12/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định về lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện; quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng...

Đưa khoáng sản trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

DNTH: Luật Địa chất và khoáng sản đã được Quốc hội chính thức thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với tỷ lệ tán thành cao. Luật Địa chất và khoáng sản đã kế thừa Luật Khoáng sản hiện hành, bổ sung một số quy...

Quy định mới về quản lý trang thông tin điện tử, mạng xã hội

DNTH: Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã bổ sung một số quy định về quản lý trang thông tin điện tử và mạng xã hội trong nước. Theo đó, các mạng xã hội đã...

Đề xuất sửa mức doanh thu chịu thuế với thu nhập của hộ, cá nhân kinh doanh

DNTH: Một trong những đề xuất quan trọng trong dự thảo Dự án luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế) được nhiều người quan tâm là hoàn thiện quy định về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với cá nhân kinh doanh.

XEM THÊM TIN